6. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.3 Các đề xuất với công ty và kiến nghị về các giải pháp phát triển thương hiệu điện
3.3.1 Giải pháp về nhân sự
3.3.1.1 Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu điện tử
Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của các cán bộ, nhân viên tồn cơng ty. Vì quy mơ nhân sự của cơng ty không lớn nên công ty cần phải phân công một cá nhân chịu trách nhiệm quản lý thương hiệu cho công ty. Như vậy, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu mới được thực hiện một cách tập trung và có tính chun mơn cao.
3.3.1.2 Hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên
Cốt lõi của việc tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín là chất lượng hàng hóa và các dịch vụ chăm sóc khách hàng; chất lượng hàng hóa, dịch vụ chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật.
Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trị của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì mơi trường văn hóa doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ban lãnh đạo cơng ty, có các biện pháp khen thưởng khích lệ, sắp xếp, bố trí nhân lực theo u cầu cơng việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi cán bộ, nhân viên đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty. Họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới.
Tiền thưởng là vấn đề công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Công ty nên trích hẳn một quỹ gọi là quỹ khen thưởng. Quỹ này dành cho tất cả các cá nhân và tập thể có thành tích cơng tác tốt, có sáng kiến trong lao động. Ví dụ: khi một cá nhân xuất sắc họ sẽ được thưởng thêm 10% lương của tháng đó, và 10% lương này được trích ra từ quỹ khen thưởng.
- Sử dụng đúng khả năng, bố trí cơng việc phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể nâng cao trình độ cho bản thân
- Các nhà quản trị nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân viên trong cơng ty: nắm vững tên tuổi, hồn cảnh gia đình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới, giảm bớt sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, vui chơi, giải trí…
- Thực hiện chế độ đăng ký mục tiêu phấn đấu giữa những người lao động và giữa các nhà quản trị viên trong công ty.
- Cải thiện điều kiện làm việc để người lao động người lao động đảm bảo được sức khỏe và có tâm trạng thoải mái khi làm việc.
- Sử dụng thời gian linh động và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhất.
- Tổ chức và đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua trong doanh nghiệp.
3.3.1.3 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu
Trước hết cơng ty phải thực hiện các chương trình tun truyền để nhân viên công ty hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên. Cơng ty có thể tổ chức các buổi giao lưu giữa các phòng ban, các cuộc thi để nhân viên hiểu hơn về doanh nghiệp đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu cho cơng ty.
Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có các quyết sách đúng đắn về cơng nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty.