Dự báo về xu hướng phát triển ngành thiết bị công nghiệp và dịch vụ xử lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp hoàn thiện quản trị dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và môi trường á châu (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ

3.1 Dự báo về xu hướng phát triển ngành thiết bị công nghiệp và dịch vụ xử lý

lý chất thải.

a) Xu hướng phát triển của ngành thiết bị công nghiệp

Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam từng bước đi lên theo chủ trương “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Từ một nước với nơng nghiệp chiếm hơn 50% tỷ trọng cơ cấu ngành đến nay, công nghiệp đã chiếm gần 40% trong cơ cấu ngành và là xương sống cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tương đối phát triển, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng như luyện kim, khai thác than, sản xuất phân bón, cơ khí, cơng nghiệp năng lượng và mộ số ngành dệt may, hay sản xuất giấy trong công nghiệp nhẹ với việc nước ta tiếp tục đón vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp, tiếp tục mở nhiều khu công nghiệp khu chế xuất trên cả nước, theo thống kê hiện nay, trên phạm vi cả nước có 463 KCN trong quy hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 139,5 ngàn ha. Ước tính đến hết tháng 12/2015, trên phạm vi cả nước có 304 KCN được thành lập trên tổng số 463 KCN có trong quy hoạch.

Các vùng có KCN trọng điểm phía Bắc:Vùng trọng điểm phía Bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh và Hải Dương, có 46 KCN, với tổng diện tích hơn 12.100ha. Hầu hết các KCN nằm dọc theo Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 2, và Quốc lộ 18 (Bắc Ninh - Móng Cái).

Hà Nội có tổng số 12 KCN và khu cơng nghệ cao đang hoạt động với tổng diện tích đất 2.400ha và khoảng 1.500ha diện tích cho thuê. Tới tháng 4/2015, các KCN Hà Nội đã thu hút 55,1 triệu USD vốn đầu tư, tăng 52% so với năm ngối. Có tổng cộng 588 dự án vào các KCN Hà Nội bao gồm 312 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,85 tỷ USD và 276 dự án đầu tư trong nước với hơn 530 triệu USD vốn đăng ký.

Các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục là nhà đầu tư hàng đầu tại các KCN Hà Nội với các dự án tập trung vào kỹ thuật cơ khí, điện tử và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Sự phát triển của ngành cơng nghiệp ở nước ta nói chung và ở miền Bắc nói riêng đang dẫn theo cơ hội phát triển rất lớn cho thị trường ngành thiết bị công nghiệp trong thời gian tới.

b) Xu hướng phát triển của ngành xử lý chất thải công nghiệp

Về xử lý nước thải: Ước tính đến tháng 12/2015, trong số 304 KCN trên cả nước

đã được thành lập có 178 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 58% tổng số KCN đã được thành lập và 86% tổng số KCN đang hoạt động. So với kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đang vận hành đã tăng lên đáng kể, gấp 4,2 lần năm 2006, gấp 1,5 lần năm 2010. Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà máy hiện đang hoạt động đạt 720 ngàn m3/ngày đêm, cơng suất trung bình đạt 4.046 m3/ngày đêm/nhà máy vào cuối tháng 12/2015. Nếu trong trường hợp tất cả các KCN được lấp đầy 100%, thì cơng suất xử lý nước thải của các nhà máy xử lý nước thải hiện có vẫn chưa đáp ứng cơ bản lượng nước thải trong các KCN. Vì vậy so với việc mỗi khu cơng nghiệp có một hoặc một vài nhà máy xử lý nước thải thì mỗi doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng thì mới đáp ứng được lượng nước thải công nghiệp mỗi ngày.

Từ vụ việc gây ô nhiễm sông Thị Vải của công ty Veadan Nhà nước ta đã ban hành bổ sung luật định về việc xử lý nước thải nói riêng và chất thải cơng nghiệp nói chung.

Về xử lý chất thải rắn: Việc đăng ký nguồn thải nguy hại được nghiêm túc kiểm

tra, đôn đốc tại các KCN. Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh được từng cơ sở trong KKT, KCN ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Đa số các doanh nghiệp trong KCN đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi xử lý. Do vậy, về cơ bản, việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại được đảm bảo.

Hiện nay Nhà nước quy định nghiêm ngặt các khu chế xuất, khu công nghiệp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải có thể thống xử lý mơi trường đạt tiêu

chuẩn, có quy chuẩn cơng suất phù hợp với quy mơ doanh nghiệp thì mới được phép hoạt động sản xuất kình doanh. Thậm chí cả những hệ thống xử lý nước thải cơng nghiệp lâu năm thì cần phải được nâng cấp tu chỉnh sao cho đạt được tiêu chuẩn mới được phép tiếp tục hoạt động.

Tóm lại, dự báo trong vài năm tới thị trường thiết bị công nghiệp và xử lý chất thải sẽ vô cung sôi động và đầy tiềm năng với sự đầu tư hiện đại từ nước ngoài và đặt dưới sự kiểm tra kiểm soát khắt khe của Nhà nước nhưng cũng sẽ khó khăn khắc nghiệt hơn nhiều với sự tham gia cạnh tranh của những tập đoàn đa quốc gia, những cơng ty lớn trong và ngồi nước do, điều này sẽ vừa là cơ hôi, vừa là thách thức cho hoạt động kinh doanh của công ty Á Châu.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp hoàn thiện quản trị dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và môi trường á châu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)