Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm các nhóm hàng thiết yếu như:

Nhóm hàng công nghiệp: máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép – kim loại nguyên liệu, phân bón hoá chất, linh kiện ô tô – xe máy, máy tính và linh kiện hàng điện tử... có thể nói, đây là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc, nhưng là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và là tài sản cố định cho nhiều ngành sản xuất quan trọng trong nước.

Nhóm hàng phục vụ hàng may mặc: vải - sợi – nguyên phụ liệu dệt may cho cả sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nhóm hàng xăng dầu

Bảng 12: Những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất năm 2010 và 2009

Đơn vị triệu USD

Các nhóm hàng nhập khẩu

năm 2010 năm 2009 % tăng trưởng máy móc thiết bị dụng cụ phụ

tùng 4477.6 4155.2 7.8%

vải,nguyên liệu dệt may da

giày 3130 2091 49.7%

sắt thép và các sản phẩm sắt

thép 2051 1202.3 70.6%

linh kiện

xăng dầu 1060.8 1290.1 -17.8%

hóa chất và các sản phẩm hóa

chât 912.2 708.5 28.8%

phân bón thuốc trừ sâu 830.2 798.1 4.0% phương tiện vận tải và phụ

tùng 630.9 721.5 -12.6%

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2010 đạt 20 tỉ USD ,tăng 21.7% so với nhập khẩu năm 2009 trong đó phải kể tới một số mặt hàng nhập khẩu cơ bản sau. Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc.Năm 2010 chúng ta đã nhập 4.4 tỉ USD trong tổng số hơn 20 tỉ USD nhập từ Trung Quốc năm này(chiếm 22 %) ,tăng 7.8% so với năm 2009.

Tiếp theo phải kể đến vải và các nguyên liệu cho ngành dệt may da giày với kim ngạch nhập khẩu 3.1 tỉ USD, chiếm 15.5 % tổng kim ngạch nhập khẩu.So với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 tăng 49.7%.

Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép xếp thứ ba với kim ngạch nhập khẩu hơn 2 tỉ USD chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu từ trung Quốc năm 2010.Tuy nhiên đây là ngành nhập khẩu có mức tăng nhiều nhất so với năm 2009, tăng tới 70.6%.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện xếp thứ 4 với kim ngạch 1,6 tỉ USD,tăng 15% so với năm 2009.

Mặt hàng xăng dầu xếp thứ năm với kim ngạch hơn 1 tỉ USD, giảm 17.8% so với năm 2009.

So với nhu cầu nhập khẩu, năm 2010, chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...1

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này ba tháng đầu năm 2011 đạt gần 5,01 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 13: Những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất 3 tháng đầu năm 2011 và 2010

Đơn vị triệu USD

Các nhóm hàng nhập khẩu

3 tháng đầu năm 2011

3 tháng đầu năm 2010

% tăng trưởng máy móc thiết bị dụng cụ phụ

tùng 1209 937.9 28.9%

vải,nguyên liệu dệt may da

giày 842.4 531.7 58.4%

máy vi tính sản phẩm điện tử

linh kiện 402.9 340.8 18.2%

sắt thép và các sản phẩm sắt

thép 361.2 272.4 32.6%

xăng dầu 320.2 329 -2.7%

hóa chất và các sản phẩm hóa

chât 238.2 189.8 25.5%

phân bón thuốc trừ sâu 175.4 167.6 4.7%

phương tiện vận tải và phụ

tùng 145.1 143.1 1.4%

Trong 3 tháng đầu năm 2011,xu hướng nhập khẩu tương đối giống năm 2010 khi mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đứng thứ nhất với kim ngạch hơn 1,2 tỉ USD,chiếm hơn 24 % tổng kim ngạch nhập khẩu 3 tháng đầu năm,tăng gần 30 % so với cùng kì năm ngoái.

Vải và nguyên liệu dệt may da giày xếp thứ hai với kim ngạch 842.4 triệu USD, chiếm 16.8% tổng kim ngạch nhập khẩu , tăng 58% so với cùng kì năm ngoái. Máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện vươn lên vị trí thứ ba,với 402.9 triệu USD,chiếm 8%,đạt tốc độ tăng 18.2 %

Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép đúng vị trí thứ tư với 361.2 triệu USD, đạt tốc độ tăng 32.6%

Xăng dầu nhập khẩu tiếp tục đà giảm của năm 2010, khi chúng ta nhập 320.2 triệu USD, giảm 2.7% so với cùng kì năm ngoái.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)