Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn còn nhiều nguyên liệu thô chưa qua chế biến.Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhóm hàng nguyên liệu thô nông
5 http://www.tinkinhte.com/thuong-mai/phan-tich-du-bao/sieu-trung-cay-tam.nd5- dt.112973.005135.html
lâm thủy sản chiếm hơn 50%.Những mặt hàng này có giá trị gia tăng thấp không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam.Bởi vì:
Thứ nhất là do tính co giãn của cầu với hàng nông lâm thủy sản còn thấp so với hàng công nghiệp, hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao.
Thứ hai là giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu và nguyên liệu thô do được khai thác từ tài nguyên sẵn có đạt giá trị thấp, đang đứng ở đáy của chuỗi giá trị gia tăng. Qua khảo sát của các chuyên gia Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, trong 3 sản phẩm mang lại doanh thu xuất khẩu lớn nhất cho ngành thủy sản, có 70% sản lượng xuất khẩu ở dạng sơ chế (đông lạnh). Cứ 2,8kg nguyên liệu cho ra 1kg sản phẩm, 1kg cá philê xuất khẩu thu được 2,8 USD thì chi phí nguyên liệu đã ngốn hết 2,52 USD, còn lại 28 cent chênh lệch bao gồm tất cả chi phí sản xuất và lợi nhuận của DN nên lợi nhuận từ xuất khẩu rất thấp.6
Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản đã không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho thu nhập của người nông dân.
Các hàng hoá xuất khẩu còn lại cũng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất hoặc gia công, khâu thấp nhất của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Bởi vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam không có khả năng kiểm soát nguồn cung, chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu về để gia công, lắp ráp và chỉ thu được về phần nhỏ và rẻ mạt nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng.
Ngành dệt may tốc độ tăng trưởng đạt hơn 30%/năm, trở thành một hiện tượng của xuất khẩu VN trong năm 2010, nhưng lợi nhuận mang lại còn rất khiêm tốn từ 6%- 8%. Nguyên nhân chính là chúng ta chưa tự chủ được đầu vào cho sản xuất, phải nhập khẩu nguyên phụ liệu khoảng 70%-80.7
6 http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/87659/index.aspx
Ngay như ngành điện tử, mặc dù kim ngạch mang lại chủ yếu từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng chỉ chiếm từ 17%-20% trong tổng giá trị sản xuất.