Doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh, thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Trung Quốc.

Các doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều về chất lượng,quy trình sản xuất,và xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh,lại thiếu kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc

tế đã dẫn đến việc kém cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu sang thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại doanh nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ những yếu kém như: “Quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính, công nghệ và tổ chức thị trường yếu. Nguồn nhân lực chất lượng thấp, kỹ năng quản lý doanh nghiệp hạn chế; Thiếu tính sáng tạo đổi mới, tư duy không theo kịp với sự chuyển biến của thị trường và đối thủ cạnh tranh; Chưa thực sự đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, thường áp đặt suy nghĩ của mình cho khách hàng, thiếu sự cam kết lâu dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cũng thiếu tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn sản phẩm cốt lõi và thị trường trọng điểm; Tư tưởng tiểu nông, dễ hài lòng với thực tại và thiếu tính hợp tác. Doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn về thể chế thị trường chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém làm tăng chi phí giao dịch.”14

Vấn đề chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.

So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.15

14 http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.taichinhdientu.vn/Chien-thang-

trong-canh-tranh-Doanh-nghiep-Viet-Nam-can-phai-lam-gi/6058709.epi

15 http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Chien-luoc-360/

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu mạnh,có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp các bộ ngành của Việt Nam còn yếu trong việc nắm bắt thông tin từ thị trường Trung Quốc. Trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc rất hiểu biết về thị trường Viêt Nam,họ nắm bắt được những nhu cầu nhũng thay đổi của thị trường Việt Nam.Ngoài ra do không nắm vũng các quy định các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền Trung ương và các địa phương Trung Quốc nên trong quá trình làm thủ tục hàng hóa Việt Nam không đủ giấy tờ,không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm dẫn đến tình trạng khó xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)