Nguyên nhân khiến kim ngạch thương mại liên tục tăng, vị trí thương mại khơng ngừng nâng cao

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

mại khơng ngừng nâng cao

Với chủ trương của Đảng, quan hệ chính trị hữu nghị giữa hai nước được thúc đẩy góp phần phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong nhiều năm qua. Ngay từ những năm 1991 mở đầu bằng sự kiện hai nước bình thường hóa quan hệ, là mốc dấu quan trọng mở ra tiến triển trong quan hệ hai nước láng giềng, tiếp đó năm 1992 lãnh đạo cấp cao hai nước ký “Tuyên bố chung”, năm 1999 xác định phát triển quan hệ hai nước hướng tới thế kỷ 21 theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, từ năm 2000, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển đột phá. Sau đó, hai nước lại xác định quan hệ song phương là quan hệ “4 tốt” “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Năm 2008 lãnh đạo hai nước đã nhất trí xây

dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đưa quan hệ chính trị lên tầm cao mới, vì vậy, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong hai năm gần đây lại xuất hiện đợt tăng trưởng nhảy vọt. Có thể thấy, quan hệ chính trị hữu nghị đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển tốt đẹp.

Thứ hai nền kinh tế phát triển với tốc độ cao,nhu cầu nguyên liệu ,máy móc của hai bên rất lớn.Trung Quốc là 1 thị trường rộng lớn,1,3 tỷ dân,Việt Nam là thị trường với 86 triệu dân.Mặt khác vị trí địa lí thuận lợi là điều kiện khách quan giúp cho quan hệ thương mại song phương ngày càng phát triển.Trong mô hình lực dẫn trong quan hệ thương mại song phương ,kim ngạch thương mại song phương tỉ lệ thuận với GDP hai nước và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia.Ứng dụng mô hình này , quan hệ thương mại song phương Việt Nam Trung Quốc hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi để phát triển lên một tầm cao mới.

Thứ ba, hai nước đã cùng đẩy mạnh mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế cũng góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương. Điển hình như việc hai nước cùng gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO; Trung Quốc – ASEAN ký hiệp định xây dựng Khu mậu dịch tự do, những sự kiện trên được các chuyên gia đánh giá là mở ra hành lang mới, tạo động lực cũng như tiềm năng cho mối quan hệ thương mại song phương. Không ngạc nhiên khi mức tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc là khá cao trong những năm gần đây. Những mối quan tâm mới được Đảng và Nhà nước hai bên tập trung là phát triển chiều rộng cũng như chiều sâu, khẳng định vai trò vị trí thương mại trên trường quốc tế, triển khai hợp tác GMS, xây dựng thị trường thương mại biên giới cùng ưu đãi cũng như đơn giản hóa chế độ thanh toán, chế độ kiểm dịch và chế độ thông quan.

Thứ tư,Trung Quốc còn là ‘Chị Hai’ của Việt Nam trong hệ thống các nước có nền kinh tế thị trường XHCN. Nếu Trung Quốc tuyên bố xây dựng một nền kinh tế

thị trường mang đậm màu sắc Trung Quốc thì Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Thống nhất những điểm chung đều đặt mô hình nhà nước là chủ đạo, không phủ nhận tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường, nhưng quan trọng nền kinh tế ấy chịu sự chi phối của Nhà nước. Vì thế kết quả hợp tác chịu sự chi phối mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai bên, thuận lợi mở ra thành công khi lãnh đạo hai bên cùng chí hướng và mục tiêu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi cùng nhau mở cửa thị trường, vươn ra thị trường quốc tế, hai nước chịu nhiều biến động của tình hình kinh tế thế giới như khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, giá nông sản,giá dầu biến động; đồng thời còn chịu ảnh hưởng khá lớn của chính sách quốc tế và sự tác động của các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển là lý do chủ yếu giải thích dù tỉ lệ tăng trưởng hàng năm cơ bản đảm bảo tăng trưởng tốt nhưng tỉ lệ tăng trưởng không ổn định mà biến động không theo chu kỳ nào; trong đó thể hiện rõ nét trong năm 1992, năm 1998, năm 2000 và năm 2007.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)