Tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

3 Những giải pháp phát triển thương mại song phương Việt Nam –Trung Quốc

3.1.1 Tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Có thể nói tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước là biện pháp cơ bản,là động lực phát triển sản xuất ,kinh doanh, vừa là giải pháp hữu hiệu hạn chế nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới.

Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư,kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa của khu vực. Đây là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Cần cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn vào các lĩnh vực công nghệ cao, kết cấu hạ tầng và công nghiệp chế biến.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô theo hướng:

 Chuyển dần xuất khẩu nông lâm thủy sản sang nông lâm thủy sản đã qua chế biên

 Tăng dần xuất khẩu máy móc thiết bị phụ tùng vi tính, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu sang Trung quốc.

Thứ ba, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc. Chú trọng việc xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối hiệu quả trên thị trường Trung Quốc.

Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Phấn đấu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thứ tư, tận dụng triệt để ưu thế nguồn lao động dồi dào, giá thành rẻ trong nước trong sản xuất, biến đó là một lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa các nước

khác.Mặt khác cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,để có thể hấp thu bắt kịp các công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Thứ năm, tổ chức các khu công nghiệp, sản xuất với quy mô lớn, tận dụng được sự chuyên môn hoá của các khâu sản xuất.Hạn chế tình trạng nhập khẩu nguyên liệu,linh kiện sản xuất từ nước ngoài để gia công sản xuất hàng xuất khẩu vì nó sẽ làm tăng nhập khẩu của Việt Nam và kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp phụ trợ trong nước

Thứ sáu, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nước, khuyến khích các công ty cạnh tranh hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng,phát triển công nghệ,xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối .Khi đó các doanh nghiệp trong nước đã gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế,giúp các doanh nghiệp mạnh hơn khi cạnh tranh cùng hàng Trung Quốc trên thị trường nội địa và tham gia vào xuất khẩu vào thị trường này.

Về phía doanh nghiệp:

Cần chủ động đổi mới nhận thức và phương pháp kinh doanh theo hướng tiếp cận thị trường, nâng cao tỷ lệ chế biến,giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh công tác quảng cáo thương hiệu, tiến tới xây dựng hệ thống bán buôn bán lẻ tại thị trường Trung

Quốc. Các doanh nghiệp cần đổi mới nâng cấp đồng bộ mạng lưới sản xuất, tiếp thị sản phẩm, mạng lưới phân phối và đáp ứng các điều kiện về giao hàng và tài chính. Hơn nữa, quá trình nâng cấp này không chỉ diễn ra ở từng doanh nghiệp riêng lẻ, mà còn phải được tiến hành ở cấp độ ngành, mạng lưới giữa những doanh nghiệp cung ứng và khách hàng, cũng như trong toàn nền kinh tế.

Trong sản xuất,các doanh nghiệp cần tiếp cận và kịp thời đưa các kỹ thuật mới vào sản xuất, không ngừng cải tiến sản xuất làm ra hàng hoá có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh vì người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay đã khác nhiều so với mấy năm trước đây hơn nữa sau khi vào WTO, Trung Quốc đã tiếp cận được nhiều với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới, đời sống vật chất của người dân đã được nâng cao rõ rệt, họ đòi hỏi hàng hoá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có như vậy thì hàng Việt Nam mới có cơ hội đứng được trên thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)