Giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Về năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung Quốc thì hàng nội địa còn kém xa. Nền kinh tế Trung Quốc mạnh, trang bị kĩ thuật công nghệ

cao,hiện đại ,sản xuất hàng hóa theo hình thức hàng loạt, quy mô lớn nên tiết giảm chi phí sản xuất nhờ vậy giá cả sản phẩm rất rẻ. Phân công lao động của Trung Quốc rất hiệu quả giúp họ có khả năng sản xuất các hàng hóa đa dạng về chủng loại,mẫu mã.Đặc biệt hàng tiêu dùng Trung Quốc có mẫu mã đẹp,bắt mắt,phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam lạc hậu về công nghệ,có sự chênh lệch rất lớn với nền kinh tế Trung Quốc.Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội so với đối thủ cạnh tranh. Theo Báo cáo của các cơ quan thương vụ VN tại nước ngoài cũng chỉ ra rằng, chất lượng hàng xuất khẩu của VN chưa ổn định, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng. Trên thực tế, VN chỉ có lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu ở những nhóm hàng có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên, nông sản dạng thô.10

Tại chợ đêm Hạnh Thông Tây quận Gò Vấp ,đại đa số hàng quần áo,giày dép,túi xách đều xuất xứ từ Trung Quốc .Giá hàng rất mềm,chỉ với 100.000 đồng có thể mua được túi xách giày dép thời trang,khoảng 60.000 đồng một áo,30.000 đồng một thắt lưng.Khách hàng chủ yếu là công nhân các nhà máy,sinh viên,người lao động có thu nhập thấp.

Hàng Trung Quốc một chiếc túi giá 120.000 đồng, giá đầu vào chỉ 50.000-60.000 đồng. Các tiểu thương cho biết giá đầu vào rẻ, lợi nhuận cao là một trong những lý do khiến túi xách, mắt kính, phụ kiện thời trang... Trung Quốc đánh bật hàng nội tại các chợ.

Tại thị trường điện thoại TP.HCM hàng trăm loại sản phẩm điện tử, linh kiện, thiết bị điện có nguồn gốc Trung Quốc đang được tiêu thụ số lượng lớn. Nhiều loại điện thoại di động nhập khẩu từ Trung Quốc như: Q-Mobile, Philips, Ktouch, Mobell... xuất hiện ở hầu hết các cửa hàng, trung tâm phân phối điện thoại di động.

Hàng Trung quốc còn nhái các sản phẩm thương hiệu đắt tiền ,thậm chí là hàng cao cấp như iPhone,Vertu nhưng giá chỉ 1-2 triệu đồng hoặc dưới 1 triệu đồng.Với mức giá bình dân này hàng Trung Quốc đã tràn ngập thị trường điên thoại di động. Ngay cả thị trường các loại linh kiện như: vỏ máy, bao máy, pin sạc, phần mềm thay thế, cục sạc pin... Trung Quốc chiếm 90-95% linh kiện bày bán trên thị trường. 11

Trên thị trường nội địa, ACFTA hình thành sức ép cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam khi các hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp. Các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam với lợi thế sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ mẫu mã đẹp. Đối với các ngành Việt Nam đang mong muốn đi vào phát triển như các sản phẩm công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin…) thì Trung Quốc đều đã và đang phát triển mạnh, với năng lực cạnh tranh cao.Đến năm 2015 khi thuế xuất đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống 0%, hàng hoá và doanh nghiệp Trung quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất vất vả để có thể đứng vững trên thị trường nội địa.

Trên thị trường xuất khẩu ACFTA hình thành, tạo điều kiện tốt hơn cho xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc song đối với nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp của Việt Nam cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng hoá trao đổi dễ dẫn đến tình trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục phát triển theo quan hệ hàng dọc, trong đó Việt nam xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản là chủ yếu và nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc. Điều đó sẽ bất lợi cho Việt Nam cả trong quan hệ thương mại lẫn trong cố gắng công nghiệp hoá nền kinh tế.

Mặt khác ACFTA có hiệu lực sẽ khiến hàng hoá Việt Nam khó xâm nhập vào thị trường Trung Quốc hơn vì chúng ta vấp phải sự cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực kinh tế ngay trong bản thân nội khối ASEAN như: Singapore, Malaysia, Thái Lan… Việt Nam sẽ dễ bị thua thiệt trong khi hợp tác với thị trường này.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)