Nền công nghiệpphụ trợ của Việt Nam chưa phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, quá trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, đặc biệt là đầu tư FDI hiện nay đang đổ mạnh vào Việt Nam. Quá trình đầu tư này không những cần thiết bị, máy móc hiện đại (hiện nay phần lớn là phải nhập từ bên ngoài), mà còn đòi hỏi nguyên liệu, các chi tiết, các phụ kiện cung ứng cho việc chế tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp đó ngày càng lớn .Do đó đòi hỏi nền công nghiệp phụ trợ phát triển tương xứng.Tuy nhiên ở nước ta hiện nay công nghiệpphụ trợ còn hết sức đơn giản, hầu như chưa có gì nhiều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn,giá trị gia tăng thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp,tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Nền công nghiệp phụ trợ của nước ta chưa phát triển,chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhà nước làm sản phẩm với giá thành cao,kém đa dạng,chỉ chủ yếu cung cấp cho doanh nghiệp nhà nước.Phần còn lại được sản xuất bởi các hộ kinh doanh cá thể nhỏ,sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp.Các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ vẫn mạnh ai người nấy làm,quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ,chưa có sự chuyên môn hoá sâu trong sản xuất công nghiệp phụ trợ khiến cho nguồn cung nguyên liệu cho các ngành công nghiệp còn hạn chế .Chúng ta chưa phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn...

Tình trạng chung của nền công nghiệp phụ trợ chưa có sự đầu tư bài bản về vốn và công nghệ nên chủ yếu mới chỉ phát triển ở lĩnh vực hạ nguồn là gia công công

đoạn cuối của sản phẩm.Khu vực thượng nguồn bao gồm sản xuất nguyên phụ liệu ,phụ tùng còn kém phát triển.Vì vậy chúng ta chưa làm chủ được nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,phải đi nhập khẩu từ nước ngoài,nhất là nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngành sản xuất ô tô đang là ngành có nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng tỷ lệ nội địa hoá chỉ thấp, chỉ cung cấp được vài loại sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như ghế ngồi, khung xe, một số chi tiết phụ bằng nhựa, kim loại… Tỷ lệ nội địa hóa của Honda Việt Nam là cao nhất nhưng cũng chỉ mới đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam (7%) thấp nhất là Suzuki (chỉ đạt 3%) và Ford Việt Nam: 2%.12 Tương tự là hai ngành dệt may và da giày. Hàng năm, ngành may là ngành hàng xuất khẩu lớn của nước ta nhưng do không có công nghiệp phụ trợ thích đáng nên phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu vải cung cấp cho ngành may từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, ngành giày da nhập khẩu khoảng 85% hóa chất, các phụ liệu đế giày, mũi giày cùng các phụ liệu khác. Ngành thép cũng không ngoại lệ khi tỉ lệ nhập nguyên liệu của Trung Quốc lên đến 60 – 70%.Vì vậy mặc dù Việt Nam xuất khẩu nhiều dệt may ,da giày tuy nhiên điều đó cũng kéo theo nhập khẩu tăng lên với tốc độ tương ứng.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc Công ty điện tử Samsung Vina phân tích “Trung Quốc có thể làm được điều đó bằng thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ vì thị trường nội địa của Trung Quốc quá lớn. Chính quy mô khổng lồ của thị trường đã giúp Trung Quốc có thể trong một thời gian, tự thu hút

12http://www.aip.gov.vn/default.aspx?

và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ song song với các doanh nghiệp công nghệ điện tử khác để tiến tới bước cung ứng cho thị trường toàn cầu.”13

Theo lý thuyết cạnh tranh quốc gia của Porter một quốc gia nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ không xây dựng được lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác.Trong điều kiện Việt Nam,sự yếu kém của ngành công nhiệp phụ trợ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu ,linh kiện dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)