Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp các nước khác trong khối ASEAN

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

doanh nghiệp các nước khác trong khối ASEAN

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam,tuy nhiên chính vì sự hấp dẫn của thị trường này nên các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn.Tại thị trường rộng lớn ấy doanh

nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh trước hết với doanh nghiệp Trung Quốc, sau đó là rất nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và quan hệ bạn hàng với Trung Quốc từ lâu như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...

Ví dụ như về gạo, trong ASEAN chúng ta phải cạnh tranh với nước xuất khẩu gạo lớn là Thái Lan .So với Thái Lan, hiện nay ta đang có lợi thế về giá thành sản xuất (thấp hơn Thái Lan từ 15-30%) vì Việt nam chủ yếu khai thác thị trường gạo trung bình và cấp thấp, trong khi đó Thái Lan vẫn độc chiếm ưu thế về gạo chất lượng cao. Thực tế hiện nay Thái Lan chiếm tới 99% thị phần xuất khẩu gạo vào Trung Quốc. Do vậy, muốn tăng cường xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải sản xuất gạo đặc sản, chất lượng cao.

Về cao su, Việt Nam phải cạnh tranh trong Asean với 3 nước Thái lan, Indonesia và Malaysia. Việt Nam có lợi thế là giá cao su của thấp hơn các nước trên nhưng chúng ta vẫn còn hạn chế khả năng cạnh tranh vì chất lượng và số luợng sản phẩm còn thấp.Trong khi đó ba nước Thái Lan ,Indonesia,Malaysia sản xuất và xuất khẩu 80% lượng cao su toàn thế giới ,họ đã xây dựng thương hiệu uy tín và chất lượng cao su nên khả năng cạnh tranh của họ cao hơn chúng ta.Trung Quốc vẫn là thị trường có nhu cầu cao su rất lớn nhưng để thâm nhập thị trường này cũng không đơn giản khi các đối thủ cạnh tranh có năng lực sản xuất cao hơn.

Với nhóm hàng công nghiệp các nước ASEAN có khả năng cạnh tranh hơn hàng công nghiệp của Việt Nam khi họ có cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp công nghệ cao cao vượt trội so với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.Các nước Thái

Lan,Maylaysia,Indonesia có tiềm lực cơ cấu xuất khẩu ngang hàng với Trung Quốc (hai bên đều xuất nhập khẩu máy móc) trong khi Việt Nam có cơ cấu xuất nhập khẩu theo quan hệ hàng dọc với Trung Quốc( Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên

liệu thô,nông sản chưa qua chế biến và nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp từ Trung Quốc)

Theo TS Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM: “sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta vẫn còn nằm ở vị trí của nhóm 30% các nền kinh tế có sức cạnh tranh thấp. Theo đó, trong cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu công nghệ cao của VN mới chỉ chiếm 8,2%; trong khi đó sản phẩm tương ứng tại các nước trong khu vực như Indonesia là 18%; Philippines 33%; Trung Quốc 39%; Thái Lan 49% và Malaysia 67%.”16

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là các mặt hàng thô, chưa qua chế biến như gạo, cao su, chè, cà phê, thủy hải sản, tuy nhiên đây cũng chính là mặt hàng các nước ASEAN có lợi thế. So với Thái Lan Indonesia Malaysia chúng ta có thuận lợi về vị trí địa lí giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc, quảng bá thương hiệu, tìm chỗ đứng lâu dài hơn so với các doanh nghiệp khu vực ASEAN.Do đó cần có chiến lược tập trung phát triển và quy hoạch sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng mà ta có khả năng cạnh tranh cao và tận dụng ưu thế địa lý của ta để nâng cao xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)