Trung Quốc đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô do tận dụng các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

đầu vào

Mô hình cạnh tranh quốc gia của Porter nhấn mạnh rằng lợi thế cạnh tranh quốc gia đạt được nhờ việc sủ dụng các yếu tố đầu vào.Trong trường hợp Trung Quốc đó là yếu tố nguồn lao động và nguyên liệu.

Về yếu tố nguồn lao động có hai điểm đáng chú ý:

Thứ nhất là nhân công giá rẻ.Với lực lượng lao động dồi dào ,đầy nhiệt huyết có tính sang tạo kỉ luật cao Trung Quốc đang sử dụng nhân tố sản xuất lực lượng lao động để tạo nên ưu thế cạnh tranh.Lực lượng này chủ yếu là lao động dôi dư từ nông thôn thôn trong quá trình đô thị hóa, do việc chủ động chuyển đổi ngành nghề

có định hướng của Chính phủ Trung Quốc, và một phần lớn do việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một lượng lao động dư thừa đáng kể.

Thứ hai Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn sàng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ của khoa hoc công nghệ vào sản xuất.Trung Quốc coi trọng đầu tư vào con người ,khoa học công nghệ để bắt kịp các nước trên thế giới.Để có được điều này Trung Quốc đã không ngừng đầu tư vào khoa học công nghệ,nghiên cứu,cử các sinh viên giỏi sang nước ngoài học tập.Dưới sự hỗ trợ của chính phủ về khoa học công nghệ lực lượng lao động trình độ cao và trí thức đã góp phần không nhỏ trong việc đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Yếu tố này, là khía cạnh đặc sắc cho việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có lợi của Trung Quốc, tập trung vào các ngành công nghiệp cao, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học.

Về yếu tố nguyên liệu, Trung Quốc là quốc gia có các vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn, giúp họ có khả năng sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn hạ giá thành sản phẩm. Lợi thế này giúp Trung Quốc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, và Trung Quốc đã được mệnh danh là công xưởng sản xuất của thế giới. Trung Quốc đã tập trung mạnh mẽ phát triển công nghiệp khai khoáng than, bô xit, và sản xuất thép, luyện kim, đặc biệt công nghiệp hóa chất của Trung Quốc tương đối phát triển. Bên cạnh đó, các vùng nguyên liệu cho ngành dệt may, giày da, và rất nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp đã được tổ chức hợp lí dựa trên lợi thế tự nhiên của từng vùng.

Nhờ tận dụng triệt để nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và vùng nguyên liệu sản xuất lớn, Trung quốc đã đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Đây chính là lợi thế kinh

tế nhờ quy mô trong lí thuyết thương mại mới.Điều này lí giải vì sao Việt Nam nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng,vải,nguyên liệu dệt may da giày… từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)