Các giải pháp xúc tiến thương mại song phương với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

3 Những giải pháp phát triển thương mại song phương Việt Nam –Trung Quốc

3.4 Các giải pháp xúc tiến thương mại song phương với Trung Quốc

Mở rộng các hình thức hợp tác, thúc đẩy phát triển thương mại với Trung Quốc như đẩy mạnh hợp tác xây dựng cửa khẩu và đường thông thương, tăng cường hợp tác kỹ thuật và đầu tư, du lịch, hợp tác xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế, kết hợp phát triển mậu dịch biên giới với hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực...

Nắm bắt kịp thời những thay đổi của bạn để đề ra các giải pháp thích hợp phục vụ tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác XK hàng sang Trung Quốc.

Tổ chức các hội chợ tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường mỗi bên, góp phần là kênh thông tin quan trọng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc.Những vướng mắc về thủ tục hành chính,về thuế,những yêu cầu chất lượng,xuất xứ sản phẩm được các cơ quan chức năng của hai nước thông báo cho các doanh nghiệp mỗi bên,góp phần đẩy mạnh hiệu quả thương mại song phương.

Cục xúc tiến thương mại Việt Nam tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các Hội chợ lớn của Trung Quốc.

Hai bên phối hợp cùng tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề cũng như tuần giao lưu thương mại Việt – Trung để đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế thương mại hai nước. Hai bên tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế xã hội doanh nghiệp ở trung ương cũng như các tỉnh có chung biên giới thường xuyên trao đổi đoàn qua lại. Hai bên giới thiệu các đối tác kinh doanh có thực lực, có uy tín cho nhau để các doanh nghiệp trao đổi buôn bán.

Để dành thế chủ động và nâng cao hiệu quả kinh tế trong trong việc phát triển thương mại song phương với Trung Quốc, cần có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường, nghiên cứu chính sách của Trung Quốc về phát triển xuất nhập khẩu đối với các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam.Trên cơ sở đó chúng ta xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc là một giải pháp cần nhưng chưa đủ. Xúc tiến thương mại có thể làm cho hàng Việt Nam

được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến nhiều hơn nhưng thế chưa đủ làm họ mua hàng Việt Nam, chừng nào hàng Việt Nam còn nghèo nàn, đơn điệu, và điều quan trọng là giá cao hơn hàng Trung Quốc.Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách áp dụng công nghệ mới,giảm giá thành sản phẩm,tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,có thương hiệu thì mới đứng chân được trên thị trường Trung Quốc.

Về phía doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường Trung Quốc, về thị hiếu tiêu dùng của người dân, những thay đổi trong chính sách quản lí nhập khẩu, những yêu cầu về mẫu mã xuất xứ chất lượng sản phẩm phía Trung Quốc đề ra để có biện pháp phù hợp đẩy mạnh hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại song phương việt nam trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)