đây là lứa tuổi có đầy đủ điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã hội để hình thành hệ thống quan điểm riêng.
- Sự hình thành thế giới quan được thể hiện ở tính tích cực nhận thức:
+ Chỉ số đầu tiên là sự phát triển của hứng thú nhận thức với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại của xã hội loài người...
+ Thanh niên quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề có liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa nghĩa vụ và tình cảm.
+ Ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của các em. Vì vậy, các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác, quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn phúc lợi vật chất.
- Vấn đề lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức để đạt tới vị trí xã hội đó. Xác định đường đời mà trước hết là vấn đề định hướng nghề nghiệp.
Bước 4 : Giáo viên khái quát hoá, hệ thống hoá bài học. Bước 5 : Thu phiếu học tập của sinh viên.
Bước 6 : Thông tin phản hồi nhanh bằng hệ thống câu hỏi đã xây dựng ở phiếu hướng dẫn tự học bài số 2.
Bước 7: Phát phiếu hướng dẫn tự học ở nhà và hướng dẫn tự học bài mới
Bài 4: Tâm lý học sƣ phạm I - Tâm lý học dạy học
I. Xây dựng phiếu hƣớng dẫn tổ chức tự học ở nhà nhằm rèn kỹ năng tự học cho SV. học cho SV.
1.Thiết kế các mục tiêu học tập:
- Khái nệm chung về hoạt động dạy và hoạt động học
- Trình bày được bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học
- Vận dụng tri thức cơ bản của bài học vào việc quá trình dạy học và giáo dục học sinh sau khi kết thúc bài học
2. Tri thức và vốn kinh nghiệm cần có của sinh viên là mục tiêu về tri thức đã được xác định ở trên.
3. Các nhiệm vụ và nội dung cần nghiên cứu.
Toàn bộ các vấn đề cơ bản trong các mục tiêu học tập đã đưa ra. SV tự nghiên cứu, xây dựng đề cương và tóm tắt nội dung nghiên cứu.
4. Tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo. ( Toàn bộ tài liệu đã nêu ở bài một)
5. Hướng dẫn SV tự phản hồi kết quả tự học bằng hệ thống câu hỏi sau.
Câu I: Hãy điền từ Đ hoặc S vào các câu sau.
1. Trong dạy học người thầy giáo có chức năng truyền đạt tri thức cho học sinh
Đúng..................... Sai...................
2. Mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của bản thân
Đúng..................... Sai...................
3. Trong hoạt động dạy, chức năng chủ yếu của người dạy lad sáng tạo ra tri thức khoa học
Đúng..................... Sai...................
4. Một trong những điểm quan trong trọng nhất của hoạt động dạy là tạo ra được tính tích cực hoạt động học tập của người học để chiếm lĩnh đối tượng học tập
Đúng..................... Sai...................
5. Hoạt động dạy học là hoạt động kép: Hoạt động dạy của chủ thể dạy và hoạt động học của chủ thể học. Hai hoạt động này gắn bó chặt chẽ với nhau. Đúng..................... Sai...................
6. Trong dạy học, hoạt động dạy có chức năng định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hành động học của học sinh bằng hệ thống các hành động sư phạm của giáo viên
Đúng..................... Sai...................
7. Hoạt động học khác với hoạt động khác là ở chỗ, các hoạt động khác hướng vào đối tượng và làm biến đổi đối tượng, còn hoạt động học hướng vào chủ thể và làm biến đổi chủ thể của hoạt động
Đúng..................... Sai...................
8. Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hành động và tiếp thu tri thức về chính bản thân hoạt động học.
Đúng..................... Sai...................
9. Động cơ học tập không được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ...
Đúng..................... Sai...................
10. Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức chứa đựng xung đột bên trong sự học
Đúng..................... Sai................... Câu II: Câu hỏi nhiều lựa chọn
1. Đối tượng của hoạt động dạy là:
a) Sự phát triển trí tuệ của học sinh
b) Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó c) Sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh
d) Qúa trình dạy học
2. Tiến hành hoạt động dạy, người thầy giáo có nhiệm vụ: a) Sáng tạo ra tri thức mới
c) Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội ở học sinh
d) Cả a; b và c
3. Để tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần:
a) Biết cách cụ thể hoá, đơn giản hoá các nội dung học tập
b) Làm cho học sinh vừa có ý thức của đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng
c) Thực hiện chặt chẽ các quy định, nội quy dạy học trong nhà trường d) Cả a; b và c.
4. Việc nắm được nghững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày, được gọi là:
a) Hoạt động học b) Hoạt động tự học c) Học kĩ năng d) Học ngẫu nhiên
5. Hoạt động lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo một mục đích tự giác, được gọi là:
a) Học ngẫu nhiên
b) Học không chủ định
c) Hoạt động học d) Học kinh nghiệm
6. Đối tượng hoạt động học là: a) Tri thức khoa học
b) Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó c) Sự tiếp thu tri thức
d) Qúa trình nhận thức
a) Chủ thể của hoạt động b) Khách thể của hoạt động c) Đối tượng của hoạt động d) Động cơ của hoạt động 8. Bản chất của hoạt động học là:
a) Hoạt động hướng vào làm thay đổi đối tượng học
b) Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo c) Hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và lĩnh hội chính bản thân hoạt động học
d) Hoạt động làm thay đổi bản thân người học, do họ tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới.
II. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho SV. Chủ đề thảo luận :
a) Phân tích bản chất của hoạt động dạy.
b) Trình bày vắn tắt bản chất của hoạt động học
c) Mục đích học tập là gì? Làm thế nào để hình thành được mục đích học tập cho học sinh đích học tập cho học sinh
1. Mục tiêu thảo luận :
- Nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu học tập đề ra. 2. Chuẩn bị thảo luận.
- Chia nhóm và phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm. Thơng qua hình thức đặt vấn đề, nêu vấn đề.
3.. Tổ chức thảo luận.
Bước 1, Bước 2, Bước 3 tuân theo như bài 1 và bài 2. Yêu cầu sinh viên phải làm bật được các vấn đề sau : a) Phân tích bản chất của hoạt động dạy:
- Chức năng của thầy giáo trong hoạt động này là không làm nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới, cũng không làm nhiệm vụ tái tạo tri thức cũ mà nhiệm vụ chủ yếu, đặc trưng là tổ chức quá trình tái tạo này ở trẻ.
- Khi tiến hành hoạt động dạy, thầy giáo không làm nhiệm vụ phát triển chính mình mà nhằm tổ chức tái tạo nền văn hoá xã hội, nhằm tạo ra cái mới trong tâm lý học sinh.
- Vấn đề cốt lõi trong hoạt động dạy là phải tạo ra được tính tích cực trong hoạt động của học sinh, làm cho các em vừa ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng. Chính tính tích cực này của học sinh trong hoạt động học quyết định chất lượng học tập.
- Hoạt động dạy của thầy có mối quan hệ biện chứng với hoạt động học của trò hợp thành hoạt động dạy học, trong đó người dạy thực hiện chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động hoạt động học, trị có chức năng hành động tích cực để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội biến thành kinh nghiệm bản thân, tạo ra sự phát triển tâm lý.
b Trình bày vắn tắt bản chất của hoạt động học: