Địa vị của thiếu niên trong gia đình được thay đổi như thế nào? Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết?

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN potx (Trang 88 - 90)

Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết?

1. Mục tiêu thảo luận :

- Nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu học tập đề ra. đồng thời rèn luyện hệ thống kỹ năng sư phạm cho SV

2. Chuẩn bị thảo luận.

- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Thông qua hình thức đặt vấn đề, nêu vấn đề.

3.. Tổ chức thảo luận.

Bước 1, Bước 2, Bước 3 tuân theo như bài một. Yêu cầu sinh viên phải làm bật được các vấn đề sau :

a) Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THCS trong thời kì phát triển của

trẻ em.

- Lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi từ 11, 12 - 14, 15 tuổi (học từ lớp 6 đến lớp 9) - Đây là thời kì quan trọng và phức tạp trong quá trình phát triển của mỗi con người. Với vị trí đặc biệt là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành ở mỗi cá nhân, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt:

+ Sự biến đổi cơ thể khiến thiếu niên trở thành người lớn một cách khách quan

+ Tự ý thức phát triển mạnh, hình thành ở thiếu niên năng lực đánh giá và tự đánh giá.

+ Sự thay đổi trong các mối quan hệ (với người lớn, với bạn cùng tuổi) + Hoạt động học tập và hoạt động xã hôi ngày càng trở nên có ý nghĩa.

- Tính tích cực xã hội của thiếu niên phát triển mạnh mẽ nhằm lĩnh hội về những chuẩn mực xã hội, nhằm xây dựng quan hệ thoả đáng với bạn bè và thay đổi bản thân theo những ý định và mục đích riêng.

- Qúa trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian; sự phát triển tâm lý ở thiếu niên diễn ra không đồng đều về mọi mặt và không giống nhau giữa các cá nhân.

- Nguyên nhân của sự khác biệt này là do hoàn cảnh sống và hoạt động, tốc độ dạy thì của mỗi thiếu niên là khác nhau.

Chính nguyên nhân này đã quy định những biểu hiện và khác biệt căn bản trong sự phát triển khía cạnh này hoặc khía cạnh khác ở thiếu niên:

+ Yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn + Yếu tố thúc đẩy tính người lớn.

b) Địa vị của thiếu niên trong gia đình được thay đổi:

- Được gia đình xem như một thành viên tích cực, được giao và có khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể.

- Được tham gia bàn bạc một số công viêc của gia đình, quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín của gia đình.

- Các em ý thức được vị thế mới của mình và thể hiện nó một cách tích cực

KLSP:

- Các bậc cha mẹ nên tổ chức lao động gia đình và từ đó giao việc phù hợp cho các em.

- Khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em đồng thời với việc kiểm tra giúp đỡ một cách khéo léo khi thấy thật cần thiết.

- Những công việc được đưa ra cho trẻ cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ với hiệu quả của công tác giáo dục...

Bước 4 : Giáo viên khái quát hoá, hệ thống hoá bài học. Bước 5 : Thu phiếu học tập của sinh viên.

Bước 6 : Thông tin phản hồi nhanh bằng hệ thống câu hỏi đã xây dựng ở phiếu hướng dẫn tự học bài số 2.

Bước 7: Phát phiếu hướng dẫn tự học ở nhà và hướng dẫn tự học bài mới

Bài 3: Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (HS THPT) I. Xây dựng phiếu hƣớng dẫn tổ chức tự học ở nhà nhằm rèn kỹ năng tự học cho SV.

1.Thiết kế các mục tiêu học tập: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu xong bài học sinh viên phải hiểu được : - Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THPT

- Những yếu tố của sự hình thành và phát triển tâm lý của học sinh THPT - Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

- Vận dụng tri thức cơ bản của bài học vào việc giáo dục học sinh THPT - Có thái độ tích cực khi nhìn nhận đánh giá về vai trò của lứa tuổi học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN potx (Trang 88 - 90)