Hình 1.2 Minh họa về lớp học đảo ngược
Hình 1.2.2 Cấu trúc tổng thể của mơ hình lớp học đảo ngược hỗ trợ dạy tự học
1.4.8. Các biểu hiện của năng lực tự học thơng qua áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược
- Hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp: hoạt động TH ở nhà trên lớp học đảo ngược sẽ giúp HS hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.
- Hình thành thói quen đặt câu hỏi: trên lớp học đảo ngược HS có thể xem lại khi cần hoặc sử dụng tài liệu có sẵn để tìm ra câu trả lời đúng. Với những vấn đề chưa hiểu, HS có thể chủ động hỏi thầy cơ ngay trên lớp học và được GV trả lời online ngay lúc đó. HS đã biết cách đặt câu hỏi là khi HS biết mình cần hỏi gì, hỏi đúng trọng tâm.
- Thể hiện nhu cầu trao đổi, tương tác với bạn, với thầy cô: thông qua thảo luận nhóm trên lớp học đảo ngược, HS biết cách tự thể hiện ý kiến của mình, bộc lộ suy nghĩ của bản thân giúp HS tự tin đưa ra kiến.
thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở. Trong các hoạt động này, HS được rèn luyện các kĩ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người (nhóm học tập, lớp, các GV), thực hành theo nhóm, biết sử dụng các ngơn ngữ và giao tiếp với tư cách cá nhân hay tư cách là người đại diện cho nhóm.
- Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức để tự chủ động giải quyết vấn đề. - Hình thành các kĩ năng khai thác, sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông hiện đại hiệu quả
1.5. Thực trạng dạy học áp dụng mơ hình lớp học đảo ngƣợc nhằm phát triển năng lực tự học ở một số trƣờng trung học phổ thơng hiện nay
1.5.1. Mục đích điều tra
a. Đối với học sinh
- Điều tra nhận thức của học sinh về vai trò của năng lực tự học trong học tập.
- Điều tra nhận thức của HS về tầm quan trọng của mơ hình lớp học đảo ngược trong học tập mơn Hóa học.
b. Đối với giáo viên
- Đánh giá nhận thức của GV về tầm quan trọng của vấn đề phát triển NLTH cho HS khi dạy mơn Hóa học.
- Tìm hiểu những biện pháp và quy trình mà GV thường sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS khi dạy học Hóa học.
- Xác định những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLTH cho giáo viên dạy mơn Hóa học.
1.5.2. Nội dung, phương pháp và đối tượng điều tra
1.5.2.1. Nội dung
- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLTH khi dạy mơn Hóa học hiện nay.
- Lấy ý kiến của các GV, chuyên viên về phương án sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS khi học mơn Hóa học.
- Điều tra về cơ sở vật chất ở các trường THPT hiện nay: Phịng học, chức năng, dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị và các phương tiện dạy học khác.
1.5.2.2. Phương án điều tra
- Nghiên cứu giáo án, dự giờ các tiết dạy học Hóa học ở lớp 10.
- Gửi phiếu điều tra đến các trường và thu phiếu (trắc nghiệm góp ý kiến). - Gặp gỡ, phỏng vấn HS, GV ở trường THPT.
1.5.2.3. Đối tượng điều tra
- HS lớp 10 thuộc 8 lớp ở các trường điều tra (300 HS).
- Các GV có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học 10 (25 GV) và các GV đang giảng dạy tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi.
- Địa bàn điều tra: Trường THPT Chúc Động huyện Chương Mỹ, Hà Nội và trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Lộc, Hải Dương.
1.5.3. Kết quả điều tra
Để tìm hiểu về thực trạng việc vận dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Hóa học, chúng tơi đã tiến hành điều tra 25GV trực tiếp dạy mơn Hóa học và 8 lớp thuộc khối 10 của 2 trường trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Lộc, Hải Dương và THPT Chúc Động – Hà Nội.
1.5.3.1. Kết quả điều tra học sinh
Chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích các phiếu điều tra, thu được những kết quả cụ thể. Từ những kết quả đó tơi đã tổng hợp kết quả được thể hiện qua biểu đồ và nhận xét đánh giá các kết quả.
Kết quả câu hỏi 1: Em có thích các giờ Hóa học ở trên lớp khơng?
Qua khảo sát 300 HS thì chỉ có 14% HS rất yêu thích mơn Hóa học, có 24,7% HS thích mơn học, có 42,7% HS có thái độ bình thường, thờ ơ với mơn Hóa học, cịn lại 18,6% HS đưa ra kiến khơng thích mơn học này.
Kết quả câu hỏi 2:Trong giờ học, khi GV giảng bài và ra bài tập em thường làm gì?