Từ số liệu cho thấy GV còn ngại trong việc chuẩn bị một bài giảng có sử dụng các phần mềm cơng nghệ vào dạy học. Nhiều GV chưa nắm được các biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS, vì thế khi thiết kế giáo án dạy học, họ rất ngại và cảm thấy khó khăn để tổ chức các hoạt động cho HS rèn luyện các kĩ năng tự học. Ngoài ra, lý do thời lượng tiết học quá ít so với khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho HS, nội dung kiểm tra không yêu cầu HS tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngồi, khơng kiểm tra các kĩ năng thực hành, chủ yếu là giải các bài tập định lượng…cũng là những l do để họ ngại thay đổi PPDH. Kết quả câu hỏi 8: Thầy (cơ) đã từng dạy học bằng mơ hình lớp học đảo ngược hoặc dạy học trực tuyến chưa?
Số ý kiến: A. Đã sử dụng: 5 B. Chưa sử dụng: 25
Qua những ý kiến của GV cho thấy GV chưa hoặc ít khi sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào trong các tiết dạy. Số lượng 5 GV đã từng sử dụng thì trong đó có GV đang giảng dạy trực tuyến. Còn lại 25 GV chưa dạy học trực tuyến và chưa sử dụng mơ hình này.
Kết quả câu hỏi 9: Thầy cô hãy cho biết những băn khoăn khi sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học?
Đa số GV cho rằng việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược sẽ mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng cho HS xem trước ở nhà, GV chưa nắm vững những thao tác để sử dụng những phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy. Bên cạnh đó
có GV cịn cho rằng việc dạy bằng mơ hình này sẽ dễ làm HS mất tập trung, khơng học tập và tạo cơ hội cho HS có l do dùng điện thoại máy tính chơi game hoặc giải trí, phụ huynh sẽ khơng đồng tình.
Tổng kết điều tra
Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động TH của HS và ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học để phát triển NLTH của GV ở 2 trường THPT, tôi rút được một số kết luận sau:
- Đa số HS đều có máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng nhưng phần lớn sử dụng giải trí. Có một số em tìm kiếm các tài liệu tham khảo, tham gia thi thử, học trực tuyến nhưng chưa nhiều. Nguyên nhân một phần là vì các em chưa được định hướng, chỉ dẫn cách khai thác tài ngun có ích trên mạng.
- Các GV Hóa học đã có ứng dụng CNTT vào dạy học, tạo ra nhiều bài dạy hay, sáng tạo nhưng chưa số lượng chưa nhiều. Một số GV cho biết rằng nội dung thi (tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng) hiện nay vẫn nặng về kiểm tra lý thuyết và giải bài tập định lượng, chưa quan tâm nhiều đến kiểm tra kĩ năng của HS. Một số GV tại Học Mãi cho biết HS đã có thức đăng kí để học trực tuyến ở nhà nhưng cũng là vì nâng cao điểm số và ơn thi tốt nghiệp chứ chưa phải là HS hứng thú yêu thích muốn TH. Vì vậy, GV phải ưu tiên truyền tải đủ kiến thức cho HS và khơng có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động học tập tích cực như thảo luận nhóm, thuyết trình, dạy học nêu vấn đề,… để không ảnh hưởng tới tiến độ bài giảng.
- Hiệu quả của việc áp dụng CNTT vào DH đều được nhiều GV thừa nhận nhưng cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ thì mới có thể thực hiện được. Thực tế hiện nay, các trường THPT tuy có trang bị máy chiếu, máy tính, wifi nhưng lại không được sử dụng nhiều do phục vụ chủ yếu cho các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi, GV muốn sử dụng cần đăng k trước.
- Trình độ CNTT của đại đa số GV chưa thành thạo, chỉ biết sử dụng những phần mềm cơ bản. Các trường có rất nhiều GV giỏi, có nhiều tưởng hay, muốn sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả DH nhưng năng lực tin học có hạn nên đành theo cách cũ, tuy có đổi mới nhưng hiệu quả khai thác chưa được là cao.
- Thời lượng dành cho các tiết thực hành và bài tập trong phân phối chương trình ít nên GV thường dạy nhanh các tiết lý thuyết để có nhiều thời gian củng cố và hướng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế, vì thế HS chưa cảm nhận được tầm quan trọng của mơn học Hóa học, khơng hứng thú với môn học.
- Nhiều GV đã biết cách khai thác các tài liệu tham khảo để làm phong phú, sinh động và hấp dẫn HS học tập nhưng nguồn tài liệu trên Internet hầu như chưa được thẩm định nên phải có trình độ cao thực sự thì GV mới chọn lọc và sử dụng tốt.
- Việc khảo sát cho thấy có nhiều HS đã có nỗ lực trong học tập, chịu khó học hỏi bạn bè và thầy cô. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS học thụ động, đối phó, chưa biết cách tự học hiệu quả, chủ yếu là nghe giảng và ghi chép, ghi nhớ thuộc lòng kiến thức chứ chưa nắm được bản chất, thuộc tính của nội dung đã học.
- Phương pháp dạy học được sử dụng cịn nặng về thuyết trình, đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực học tập đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tự học cho HS, định hướng cho các em tự cụ thể hóa kiến thức. Nhiều GV chưa áp dụng được mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học để phát triển năng lực TH cho HS. Tuy nhận rõ tầm quan trọng phải rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS nhưng nhiều GV chưa biết cách tổ chức cho HS tự học như thế nào và cách rèn luyện từng kĩ năng cụ thể cho HS.
- Thơng tin trên Internet ngày càng nhiều, có nội dung bổ ích nhưng cũng có nhiều nội dung chưa được chính xác. Để HS thu được hiệu quả tốt cho việc học tập thì cần có sự hướng dẫn, định hướng của GV.
- Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu của xã hội, GV cần tạo một môi trường học tập để HS có thể TH và bồi dưỡng các NLTH, trong phạm vi luận văn, tôi đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược, tổ chức cho HS tự khám phá ra những quy luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học, tự học, tự nghiên cứu khoa học ngay từ khi cịn ngồi trên ghế phổ thơng.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài, đó là những vấn đề khái quát về năng lực, năng lực tự học, đánh giá năng lực tự học, một số khái niệm về mơ hình lớp học đảo ngược, đưa ra nguyên tắc, quy trình tổ chức lớp học đảo ngược để phát triển NLTH cho HS.
Qua các kết quả điều tra thực trạng áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học ở một số trường THPT hiện nay cho thấy tại các trường còn hạn chế trong việc phát triển và vận dụng mơ hình này vào dạy học nhằm phát triển NLTH cho HS. NLTH ở HS vẫn còn hạn chế và chưa phát huy được tối đa, GV cũng chưa chú trọng phát triển NLTH cho HS. Các phương pháp dạy học được áp dụng còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả trong việc phát triển NLTH của HS. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài.
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH
2.1. Ph n tích chƣơng O i – Lƣu hu nh
2.1.1. Cấu trúc một số nội dung trong chương Oxi – Lưu huỳnh
Chương trình cơ bản Bài 29: Oxi – ozon.
Bài đọc thêm: Sự suy giảm tầng ozon. Bài 30: Lưu huỳnh.
Bài 31: Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi – lưu huỳnh. Bài 32: Hidro sunfua – lưu huỳnh dioxit – lưu huỳnh trioxit. Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat.
Bài 34: Luyện tập: oxi và lưu huỳnh.
Bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
2.1.2. Mục tiêu của chương oxi – lưu huỳnh
a. Kiến thức
- Trình bày được vị trí các ngun tố thuộc nhóm Oxi trong bảng tuần hồn. - Nêu được cơng thức cấu tạo, tính chất vật l , điều chế, ứng dụng của các chất oxi, ozon, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh: hidrosunfua, lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric.
- Nêu được nguyên tắc và PP điều chế các chất trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
- Giải thích được:
+ Mối quan hệ giữa cấu tạo ngun tử với tính chất hóa học của các ngun tố oxi, ozon, lưu huỳnh như: tính oxi hóa mạnh của oxi, ozon; tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh.
+ Nguyên nhân quyết định tính chất hóa học các hợp chất lưu huỳnh: tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh dioxit; tính khử, tính axit yếu của hidrosunfua; tính oxi
b. Kỹ năng
- Dự đốn tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất của oxi, lưu huỳnh từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử.
- Cân bằng được các phản ứng oxi hóa – khử, xác định được chất oxi hóa/khử.
- Vận dụng các kiến thức hóa học để giải thích, kết luận các hiện tượng liên quan tới đời sống như mưa axit, suy giảm tầng ozon…
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm, kỹ năng thực hành thí nghiệm khi tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học của đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng.
- Giải được các bài tập tính tốn đặc biệt là bài toán về H2SO4.
c. Thái độ
- Có thái độ tích cực xây dựng bài và tự học trong quá trình học tập.
- Từ các kiến thức đã học, có ý thức sử dụng các chất hợp lý, các biện pháp để bảo vệ môi trường.
d. Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực thực nghiệm Hóa học.
- Năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin. - Năng lực tính tốn.
- Năng lực thuyết trình.
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngƣợc
- Tiết học được lựa chọn có nội dung phải phù hợp với trình độ học sinh. - Lựa chọn những nội dung mà HS khơng thực hiện được ở trên lớp: Ví dụ những tiết thí nghiệm độc hại thì GV có thể cho HS có thể sử dụng những video thí
nghiệm để HS quan sát. Cịn những thí nghiệm như điều chế oxi có thể làm được ở nhà thì khơng nên sử dụng mơ hình hay clip mà cho HS làm trực tiếp.
- Lựa chọn những bài giảng có vấn đề, cần nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức.
- Lựa chọn những bài học phát triển đồng thời được nhiều năng lực cho HS và triển khai được nhiều hoạt động học tập.
2.3. Xây dựng quy trình dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngƣợc để phát triển năng lực tự học cho học sinh qua chƣơng oxi – lƣu hu nh
Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước tiết học
* Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học.
GV xây dựng kế hoạch dạy học cho tồn bộ q trình học tập tiết học của HS: mục tiêu, kiến thức, phương pháp dạy học, chuẩn bị của GV, chuẩn bị của HS, nội dung GV thiết kế trên Google Classroom, nội dung tiết học trên lớp, thiết kế nhiệm vụ của HS, phiếu học tập, bài kiểm tra đánh giá HS.
* Tạo lớp học trên công cụ Google Classroom.
Để tạo lớp học trên công cụ Google Classroom tơi đã tìm hiểu và tóm tắt lại những bước sau:
Bước 1: Tạo lớp học trên Google Classroom.
+ Truy cập vào https://classroom.google.com và đăng nhập tài khoản Google.
+ Nhấp vào biểu tượng dấu "+" ở góc phải trên cùng để tạo lớp học.
+ Chọn "Tạo lớp học", ở đây sẽ bắt đầu đặt tên cho lớp học và học phần.
Hình 2.1. Tạo lớp học và chủ đề lớp học
+ Lớp học đã được tạo một cách dễ dàng và từ những nền đã được lập trình sẵn chúng ta có thể biên soạn những kiến thức trên lớp học này để học sinh có thể truy cập.
Hình 2.2. Lớp học được tạo bởi Google Classroom Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Google Classroom Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Google Classroom
- Thêm HS cho lớp học
+ Lấy vào mã lớp học được hiện bên trái màn hình và cung cấp mã này cho HS vào lớp.
+ HS truy cập vào trang https://classroom.google.com, nhấp vào biểu tượng + bên phải màn hình và chọn "Tham gia lớp học".
Hình 2.3. Cách HS tham gia lớp học
+ HS nhập đúng mã lớp sẽ được tham gia vào lớp học.
Hình 2.4. Cách nhập mã lớp để tham gia lớp học online
Lưu ý: Nếu muốn thêm HS vào lớp học thì GV phải biết được email của từng HS, cách tốt nhất để thêm HS bằng email là việc tạo một “nhóm liên hệ” bằng Gmail. Đặt tên nhóm cùng với tên lớp học để dễ tìm kiếm.
- Tạo bài tập và bài kiểm tra cho lớp học + Chọn vào mục bài tập trên lớp + Nhấp tạo và chọn vào "bài tập"
Hình 2.5. Cách tạo bài tập và nhiệm vụ cho lớp học
+ Đặt một tên/tiêu đề cho bài tập VD: Phiếu học tập và thêm các hướng dẫn cho HS trong quá trình làm trong khung bên dưới
+ Chọn một ngày để làm hạn cho HS nộp bài tập, và thêm thời gian khóa bài tập nếu bạn muốn.
Hình 2.6. Cách tạo ti u đề bài tập
+ Nhấp vào một trong các biểu tượng bên dưới để chọn loại bài tập mà GV muốn tạo. GV có thể lựa chọn một trong những mục “tải lên một tập tin từ máy tính”, “đính kèm tập tin từ Google Drive”, “thêm video từ YouTube”, hoặc “thêm một liên kết đến một trang web”. + Click "Giao bài" để giao bài tập HS.
- Upload tài liệu
+ Bấm vào lớp mà GV muốn thêm bài tập. + Chọn mục bài tập ở giữa trang sau đó click chọn Google Drive.
+ Lựa chọn tài liệu, sau đó lựa chọn một trong các cách để đưa tài liệu đến HS như: HS có thể xem các file, HS có thể chỉnh sửa file hay tạo một bản copy cho mỗi HS.
- Chấm điểm bài tập và trả bài cho học sinh
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV có thể thực hiện chấm điểm và trả bài cho HS ngay trên lớp học.
* Hướng dẫn cho HS truy cập trang Google Classroom
Để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên với lớp học đảo ngược, GV cần dành thời gian phổ biến cho HS địa chỉ truy cập Google Classroom, cách đăng nhập, cách truy vấn đến bài học cần phải tự học ở nhà. Điều này nhằm giúp HS có thơng tin chính xác và biết cách học trên Google Classroom, học những kĩ năng học tập, tìm kiếm thơng tin trên Internet cần thiết.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS chuẩn bị những nội dung nào trong tiết học tiếp theo.
- HS làm theo hướng dẫn của GV để hoàn thành những nhiệm vụ học tập trên lớp học trực tuyến và chuẩn bị những nhiệm vụ của nhóm phân cơng nếu có.
* Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược.
Dựa trên những kết quả đã tổng hợp, tơi xây dựng tiến trình chung của tiết