1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình
3.2.4. Linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học
3.2.4.1. Mục tiêu
Biện pháp này nhằm giúp các nhà quản lý chỉ đạo hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học với nội dung chương trình hoạt động GD đã được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu giáo dục và mục tiêu của từng hoạt động GD nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Huy động mọi nguồn lực để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch, giúp đạt mục tiêu đề ra. Trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải xây
dựng kế hoạch tác nghiệp quý, tháng, tuần, cần “cụ thể hóa các hoạt động để
đạt được mục tiêu đề ra”. Nội dung chủ yếu của chức năng này là lãnh đạo,
chỉ huy để đạt được mục tiêu đã định, thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời có những quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Chỉ đạo thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT là công việc của người cán bộ quản lý nhằm chỉ đạo, điều hành các bộ phận trong nhà trường diễn ra thuận lợi, theo đúng chương trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đã xây dựng. Trong quá trình thực hiện, người cán bộ quản lý cần lưu ý giáo viên cần phải cải tiến, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tâm lý, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vào việc tham gia các hoạt động.
Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của tất cả các thành viên, phát huy hiệu quả của gia đình và các lực lượng xã hội. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
- Hướng dẫn giúp đỡ giáo viên xây dựng đầy đủ kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
- Gắn nội dung hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học với hoạt động của đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. - Lồng ghép hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học với hình thức vui chơi, giải trí để tạo hứng thú cho học sinh như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa , thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội…
- Chỉ đạo việc họp phụ huynh học sinh để thơng báo tình hình học tập, thống nhất các hình thức tổ chức các hoạt động khắc phục học sinh bỏ học.
+ Ký kết các nội dung thoả ước trách nhiệm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý nề nếp học tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà. Có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và bổ sung những điều cần thiết nảy sinh trong quá trình cam kết thực hiện thoả ước.
+ Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị chu đáo nội dung họp cha mẹ học sinh, thảo luận thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục học sinh cụ thể, phân cơng trách nhiệm của nhà trường và gia đình, tạo sự đồng thuận và môi trường giáo dục thống nhất, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được học và học được tốt. Kịp thời chia sẻ những khó khăn với học sinh, giúp các em gỡ bỏ vướng mắc, chuyên tâm học hành. Xác định nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc tổ chức giáo dục học sinh ở cộng đồng ý thức học tập, kết hợp trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện học sinh hư, học sinh có nguy cơ tiền bỏ học, giúp nhà trường và gia đình có học sinh khơng ngoan, chưa có ý thức học tập kịp thời giáo dục các em, vận động để các em có thể trở lại trường, cũng như giúp gia đình nâng cao nhận thức trách nhiệm giáo dục con em về tầm quan trọng của tri thức.
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, phải hiểu rõ hoàn cảnh tâm tư, tình cảm của học sinh, phải kịp thời giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp, thơng qua sổ liên lạc điện tử báo cáo kết quả học tập của học sinh theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và ý kiến phản hồi của cha mẹ học sinh đối với nhà trường. Hoặc có thể liên lạc qua điện thoại với cha mẹ học sinh. Hoặc có thể phối hợp với gia đình thơng qua ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong việc bàn bạc, thống nhất thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, giúp nhà trường giải quyết những khó khăn trong quá trình tổ chức giáo dục học sinh. Phối hợp cùng cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc cảm hoá học sinh chưa ngoan, vận động học sinh trở lại trường, vận động các gia đình có hồn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho con em được
đi học. Thực hiện huy động tiềm năng các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân tăng cường hỗ trợ điều kiện, cơ sở vật chất, tinh thần cho hoạt động giáo dục. Thực hiện khuyến học, khuyến dạy cùng nhà trường giám sát và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong và ngoài nhà trường.
- Để việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội thông qua các tổ chức chính quyền, các ban ngành đồn thể nhằm thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục liên tục, đồng bộ các nội dung nhằm phịng chống tình trạng học sinh bỏ học một cách hiệu quả. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong địa phương, mỗi ban ngành đồn thể đều có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ học. Để xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ, toàn xã hội cần quan tâm hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình văn hố, tạo dựng gia đình êm ấm, thuận hồ, ơng bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền.
+ Nhà trường chủ động soạn thảo, ký kết kế hoạch liên tịch, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng như: Công an; Đoàn thanh niên; Hội Phụ nữ; Trung tâm văn hố – thơng tin - thể thao cùng tham gia quản lý, tuyên truyền, giáo dục kiểm soát, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, phịng chống ma t, bảo vệ mơi trường, ngăn ngừa các trường hợp có nguy cơ bỏ học… Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, tinh thần lành mạnh cho cộng đồng dân cư. Tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho trẻ, tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gia đình có con hiếu học, khen thưởng những học sinh vượt khó học tốt, ưu tiên cho phụ huynh có hồn cảnh khó khăn được vay vốn từ các chương trình, dự án của Nhà nước để cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn.
+ Nhà trường và xã hội phối hợp tạo ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục. Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp tác động giáo dục phù hợp và đồng bộ với các lực lượng xã hội đối với học sinh. Muốn đạt hiệu quả tốt, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng hiểu rõ, thấy rõ sự chênh lệch về mỗi lĩnh vực giữa những người có kiến thức và những người thất học, bỏ học. Tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng có cơ hội nắm được thông tin về giáo dục trong địa bàn, để người dân tham gia ý kiến về sự nghiệp giáo dục, về tổ chức hoạt động của nhà trường. Từ đó, sự phối hợp phịng chống học sinh bỏ học sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
+ Đối với những địa bàn trường có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hoặc có nhiều học sinh theo tín ngưỡng tơn giáo, hiệu trưởng cần phải chủ động kết hợp với các “Trưởng thôn”, “Cha Sứ” ở các họ đạo vùng Công giáo để được hỗ trợ và giúp đỡ các em học sinh có hồn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học. Hay trong việc vận động các em bỏ học trở lại trường.