Yếu tố môi trường nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 39)

1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục học

1.5.2. Yếu tố môi trường nhà trường

Nhà trường được xem là nơi mang ánh sáng tri thức đến cho cộng đồng, là nơi có nhiệm vụ cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của phương tiện thơng tin đại chúng hiện nay, q trình đào tạo của nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng đang gặp nhiều thách thức như sau:

Ngồi những trường hợp do có sự đầu tư tốt và ở vào các vùng thuận lợi đạt chuẩn về cơ sở vật chất- sư phạm, số còn lại vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất sư phạm, mơi trường thiếu tính thẩm mỹ so với cơ sở vật chất tiên tiến của cộng đồng nên không có sức hấp dẫn và gây ấn tượng với học sinh.

Mặt khác sự tồn tại của một "nhà trường thứ hai" qua phương tiện thông tin đại chúng dồn dập đưa các tri thức không hệ thống đến học sinh. Nhà trường truyền thống có những mặt lạc hậu so với nhà trường thứ hai này, khơng đủ sức kế hoạch hố, điều phối tri thức thiết yếu tới học sinh, một số giáo viên vẫn dùng lối sư phạm quyền uy để thực hiện tiến trình đào tạo, và một bộ phận giáo viên chưa đủ năng lực và phẩm chất,… đã làm phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ thầy trị, làm xói mịn truyền thống tơn sư trọng đạo, làm mất đi hình ảnh cao đẹp của người thầy trong niềm tin của học sinh.

Thu nhập giáo viên mặc dù đã được cải thiện, song vẫn cịn nhiều khó khăn, chính điều này đã đẻ ra việc dạy thêm, học thêm tràn lan, cộng thêm chương trình học ngày càng khó và càng quá tải đã tạo cơ hội cho một số giáo

viên thiếu phẩm chất biến việc dạy thêm thành việc cải thiện thu nhập, trục lợi bằng cách ép buộc học sinh đi học thêm. Dạy thêm, học thêm bị tác động bởi cơ chế thị trường đã trở thành một vấn nạn làm xói mịn quan hệ thiêng liêng của tình thầy trị.

Những tiêu cực trên đã tác động trực tiếp đến học sinh và hậu quả là các em bỏ học vì chán trường. Tình trạng bỏ học đang ở mức báo động; nhưng một số trường vẫn xem đó là chuyện bình thường, bởi vì số học sinh bỏ học thường không quá 5% so với số học sinh của nhà trường; còn đối với một số giáo viên chủ nhiệm và một số người trong các bộ phận đồn thể của trường thì việc bỏ học của học sinh là làm giảm đi gánh nặng cho trường cho lớp, vì họ cho rằng đa số các em bỏ học là vì quá nghèo, quá yếu và quá ngỗ nghịch. Nghiêm trọng hơn là việc chạy theo thành tích một số trường đã "biến" các em trở thành những kẻ đã theo gia đình đi làm ăn xa, biến các em thành những bóng ma dốt nát ngay bên cạnh mơi trường giáo dục và ngay ở chính q hương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)