Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 65)

1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục học sinh của các trƣờng

2.5.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động

dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Với các mức độ: Tốt - tương ứng 4 điểm, Khá - tương ứng 3 điểm, Trung bình - tương ứng 2 điểm, Yếu - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT

STT Nội dung Mức độ thực hiện TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học

0 0 11 20 30 54,5 14 25,5 1,94

2

Phân công kế hoạch cụ thể cho các bộ phận phụ trách, triển khai kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.

0 0 0 0 33 60 22 40 1,6

3

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức đúng về tác hại của việc HS bỏ học.

0 0 0 0 25 45,5 30 55,5 1,45

4

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học.

0 0 3 5,5 19 34,5 33 60 1,45

5 Xây dựng kế hoạch tham dự một

STT Nội dung Mức độ thực hiện TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % huynh. 6

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trang thiết bị để tổ chức HĐGD khắc phục HS bỏ học.

0 0 0 0 17 30,9 38 69,1 1,3

7 Kế hoạch phối hợp các lực lượng

giáo dục trong nhà trường. 0 0 9 16,3 58,2 14 25,5 1,9 8 Kế hoạch phối hợp các lực lượng

giáo dục ngoài nhà trường. 0 0 5 9,1 17 30,9 33 60 1,49

Điểm trung bình chung 1,6

Qua kết quả ở bảng 2.12 đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương chưa cao (điểm trung bình chung 1,6). Có sự khác nhau giữa các tiêu chí của nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, cụ thể:

Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức các hoạt

động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học” được xếp thứ nhất với giá trị

trung bình là 1,94. Đa số các CBQL và giáo viên cho rằng nhà trường đã xây dựng tương đối đầy đủ kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức các hoạt động khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Tiêu chí “Phân cơng kế hoạch cụ thể cho các bộ phận phụ trách, triển

khai kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học” cịn thấp, giá trị trung

bình 1,6. Ngun nhân là do nhà trường chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các tiểu ban phụ trách; kế hoạch tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cịn chung chung, chưa cụ thể chủ yếu giao cho giáo viên tự xây dựng theo Kế hoạch công tác chủ nhiệm.

cha mẹ học sinh nhận thức đúng về tác hại của việc bỏ học” ở mức độ thực

hiện thấp, giá trị trung bình 1,45. Qua tìm hiểu, chúng tơi thấy phần lớn CBQL và giáo viên đánh giá cơng tác này của nhà trường chưa có hiệu quả, còn yếu kém, lãnh đạo nhà trường rất ít khi đề cập đến vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại do học sinh bỏ học gây ra cho các đối tượng trên, mà chủ yếu nhắc nhở thông qua họp hội đồng, chào cờ đầu tuần.

Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm tổ

chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học” của BGH, có đến

60% ý kiến của giáo viên được hỏi đánh giá chưa tốt, mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình thấp bằng 1,45. Các trường THPT ít đánh giá, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học nên hình thức, nội dung còn lặp lại, chưa đa dạng; nội dung còn sơ sài, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.

Các tiêu chí cịn lại như: “Xây dựng kế hoạch tham dự một số tiết sinh

hoạt lớp, họp phụ huynh”; “Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trang thiết

bị để tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học”; “Kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường” cịn có giá trị thấp, giá trị trung

bình từ 1,3 cho đến 1,72. Điều đó chứng tỏ, các nhà trường mới chỉ tập trung vào một số nội dung, chưa chú trọng việc xây dựng kế hoạch toàn diện. Đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện có chất lượng các hoạt động GD cho học sinh cịn hình thức, hạn chế.

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý, nhưng hoạt động này của BGH các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn mờ nhạt, nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Do chưa chú trọng việc xây dựng kế hoạch nên việc huy động sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đạt hiệu quả đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 65)