1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng
với hình thức vui chơi, giải trí để tạo hứng thú cho học sinh như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa , thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội…
- Chỉ đạo việc họp phụ huynh học sinh để thơng báo tình hình học tập, thống nhất các hình thức tổ chức các hoạt động khắc phục học sinh bỏ học.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học học sinh bỏ học
Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu của người cán bộ quản lý. Tất cả các hoạt động giáo dục khi tổ chức thực hiện người cán bộ quản lý phải kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, rút ra những ưu điểm, nhược điểm để điều chỉnh, tổ chức hoạt động nhằm đạt hiệu quả như mong muốn.
Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của cán bộ quản lý bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học , nội dung, hình thức, phương pháp… Kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của các khối lớp, giáo viên chủ nhiệm, ban nghành đồn thể thơng qua báo cáo số liệu học sinh bỏ học, nguy cơ học sinh bỏ học… là những thông tin để người cán bộ quản lý đánh giá được hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học . Qua đó, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, so sánh hiệu quả đạt được so với yêu cầu, mục tiêu trong kế hoạch đã xay dựng.
Hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường phở thơng có nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức rất đa da ̣ng và
phong phú . Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục có thể tổ chức theo nhiều hình thức, phương pháp hoạt động khác nhau. Cán bộ quản lý phải chỉ đạo các tổ, các ban, các bộ phận xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả giáo dục của mỗi hoạt động, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể trong trường. - Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học thông qua tham dự một số sinh hoạt lớp, họp phụ huynh học sinh được tổ chức.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng trong phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
- Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Cán bộ quản lý cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đánh giá, trong đó cần lưu ý đến nội dung kiểm tra định kỳ và kiểm tra giai đoạn cuối kỳ “kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch để có thể điều
chỉnh kế hoạch nếu cần thiết và kiểm tra giai đoạn cuối kỳ và đánh giá tổng kết, đây được coi là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới”.
Ngồi ra để tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các nhà trường đạt hiệu quả, mục đích đề ra cần tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ hoạt động giáo dục.Thực tiễn cho thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trình tổ
chức các hoạt động giáo dục học học sinh của các nhà trường. Do đó cần tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau: Đầy đủ cơ sở vật chất, kĩ thuật; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kĩ thuật; tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật trong trường.