Về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 49)

1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục của

2.1.3. Về giáo dục

2.1.3.1. Tình hình văn hóa - giáo dục

Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo, xã hội hóa giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như đồn thể xã hội quan tâm. Các lực lượng xã hội cùng với nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng giáo dục. Các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và các cán bộ

đạt hiệu quả cao và toàn diện các mặt hoạt động, các phong trào thi đua góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo đúng kế hoạch; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 100% xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

2.1.3.2. Quy mơ phát triển trường lớp

Tồn huyện có 109 trường học, trong đó: 35 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 31 trường THCS, 06 trường liên cấp tiểu học và THCS, 06 trường THPT và 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS; năm học 2015 - 2016 với 151 lớp, 5.591 học sinh.

2.1.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ở các trường THPT huyện Sơn Dương (năm học 2015-2016)

STT Tên trƣờng TS Cán bộ quản lý TS Cán bộ quản lý Nhân viên CM LLCT CM LLCT Th. sỹ Cử nhân Cao cấp TC Th. sỹ Cử nhân Cao cấp TC 1 THPT Sơn Dương 3 1 2 3 80 5 75 6 3 2 THPT Sơn Nam 3 3 3 74 6 68 3 2 3 THPT Kim Xuyên 3 1 2 2 64 3 61 1 3 4 THPT Đông Thọ 4 1 3 2 34 1 33 3 5 THPT Kháng Nhật 2 1 1 2 20 1 19 1 3

6 THPT ATK Tân Trào 3 1 2 2 44 2 42 2 3

Tổng 18 5 13 14 316 18 298 13 17

(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)

Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường THPT trên địa bàn huyện là: 351 người, trong đó:

- Cán bộ quản lý có 18 người, trình độ chun mơn nghiệp vụ 18 người đạt chuẩn bằng 100%; trên chuẩn 05 người, đạt 27,8%.

- Giáo viên: 316 người, trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đạt chuẩn 316 người bằng 100%; trên chuẩn 18 người bằng 5,69 %.

- Nhân viên phục vụ: 17 người.

- Về phẩm chất: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, có trách nhiệm cao trong cơng việc. Năng động nhiệt tình, dễ thích nghi với cái mới, đồn kết, ham học hỏi có ý thức phấn đấu vươn lên trong cơng tác giảng dạy, có tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình tham gia cơng tác khác.

- Về năng lực: 100% trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; có năng lực chuyên mơn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên, cơ cấu độ tuổi của giáo viên chưa đồng đều, có nhiều giáo viên cao tuổi, sức ì lớn, tư tưởng ngại thay đổi. Việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyên mơn cịn hạn chế, việc soạn và giảng bài bằng giáo án điện tử cịn gặp nhiều khó khăn. Số giáo viên trẻ nhiệt tình, có ý thức học tập nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất trường học

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đã được đầu tư xong chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Hiện tại, 06 trường THPT trên địa bàn huyện được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên số phòng học của học sinh cịn thiếu, phải bố trí học 2 ca, chưa có các phịng chức năng, phịng bộ mơn đáp ứng u cầu dạy và học của các nhà trường; các trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của các nhà trường.

2.1.3.5. Chất lượng giáo dục

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong ba năm gần đây tương đối ổn định. Tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt từ trên 98 %; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,8%. Tuy nhiên, chất lượng học sinh chưa đồng đều; số lượng học sinh đạt học lực khá, giỏi cịn ít, vẫn cịn học sinh có học lực kém. Thực trạng trên cho thấy chất lượng dạy và học ở các trường THPT huyện Sơn Dương chưa cao, cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Sơn Dương. Trong đó chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy và học, quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nâng cao hiệu quả việc phối kết hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc quản lý và giáo dục các em.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh THPT từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015-2016 Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013 – 2014 5592 20 0,4 980 17,5 3712 66,4 868 15,5 12 0,2 2014 – 2015 5420 64 1,2 1444 26,6 3380 62,4 529 9,8 3 0,1 2015 - 2016 5591 63 1,2 1465 26,2 3377 60,4 677 12,1 9 0,1

(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT từ năm học 2013 -2014 đến năm học 2015-2016 Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2013 – 2014 5592 3712 66,4 1,616 28,9 175 3,1 89 1,6 2014 – 2015 5420 3380 62,4 1,798 33,2 150 2,8 92 1,7 2015 - 2016 5591 3377 60,4 1,997 35,7 136 2,4 81 1,4

(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)

Từ những phân tích ở trên cùng với tìm hiểu thực tế, nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học các nhà trường, có thể nhận thấy những tồn tại, hạn chế công tác giáo dục ở các trường THPT của huyện Sơn Dương là:

- Chất lượng học sinh không đồng đều, nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số, hồn cảnh gia đình khó khăn, nhận thức và sự quan tâm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh còn hạn chế.

- Giáo viên chưa cân đối, còn thừa, thiếu ở một số bộ môn; một bộ phận còn hạn chế về năng lực, ngại thay đổi, sức ì lớn, việc vận dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, chưa được bổ sung thường xuyên, chưa đáp ứng với nhu cầu dạy và học hiện nay.

 Chất lượng giáo dục học sinh bậc THPT có nhiều chuyển biến tốt song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Khả năng thực hành của học sinh còn yếu, Giáo viên cịn nặng về lý thuyết với mục đích khoa cử mà ít gắn với thực hành, việc giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức. Chất lượng giáo dục vùng khó cịn thấp chậm được cải tiến, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ở những vùng này khá cao, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

 Đội ngũ Giáo viên THPT tuy đã đảm bảo về số lượng song chưa đồng bộ về cơ cấu, loại hình, trình độ tin học, ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu, phương pháp dạy học chậm đổi mới. Công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cịn nặng nề về số lượng, hình thức, chưa thật chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ.

 Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển quy mơ và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, chưa đáp ứng tốc độ phát triển quy mô học sinh, ở vùng khó hầu hết các trường THPT chưa có phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm thực hành chưa đạt u cầu. Trình độ và năng lực điều hành của một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt, tính chuyên nghiệp chưa cao, hoạt động còn thiên về kinh nghiệm.

Những yếu kém bất cập như tỷ lệ học sinh nhập học các cấp chưa cao, chất lượng dạy học, hiệu quả giáo dục còn thấp, tỷ lệ lưu ban bỏ học cao, cơ hội để học tập thành cơng rất khó khăn, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn thiếu thốn.

Những yếu tố về phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ lệ học sinh đến trường như: tục tảo hôn, trọng nam khinh nữ…

Nguyên nhân của những yếu kém kể trên bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan là mạng lưới trường lớp miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, môi trường giáo dục vùng khó chưa thuận lợi, cự ly đi học THPT khá xa, nhiều học sinh phải trọ học khiến chi phí cho học tập tăng lên, cơ sở hạ tầng, trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, chưa đảm bảo cho nhu cầu dạy và học, thầy cơ cịn một bộ phận trình độ nghiệp vụ và chun mơn cịn nhiều bất cập, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chương trình, sách giáo khoa nặng nề, quá tải, chưa phù hợp với học sinh vùng miền núi. Công tác quản lý giáo dục chưa được chú ý đúng mức, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý chưa đủ mạnh.

Nguyên nhân khách quan là do nhận thức và nhu cầu của một bộ phận đồng bào ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa cao, đời sống kinh tế của một bộ phận lớn của nhân dân chưa ổn định, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao, gia đình học sinh nghèo nên đi học thiếu thốn đủ thứ: gạo, ngô, thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, sách vở để học… Đa phần học sinh ở nơi này ngoài giờ học các em cịn phụ giúp gia đình lao động, nên thời gian học tập ít, ăn khơng đủ chất dẫn đến kết quả học tập yếu kém

Do đó có 3 yếu tố cơ bản làm nên giáo dục: cơ sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Sự nghiệp giáo dục miền núi, phải vượt lên mạnh mẽ mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu về giáo dục bình đẳng và bền vững.

dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn. Ngày nay, đó khơng chỉ là một ngun tắc đạo đức mà cịn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển của xã hội. Chỉ khi có cơng bằng, dân chủ trong giáo dục, chỉ khi mọi người, dù giàu nghèo, sang hèn, đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác hết. Hiện nay học sinh ở các tỉnh miền núi, các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đi học đã khó mà cơ hội học tập thành cơng càng khó hơn. Với chế độ học tập buộc phải học thêm ngoài giờ rất nhiều như hiện nay, phải tốn kém nhiều khoản ngoài học phí, dẫn đến tình trạng bỏ học với tỷ lệ cao là điều khó tránh khỏi.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục miền núi trong thời gian qua là rất lớn nhưng do xuất phát điểm thấp, điều kiện khó khăn nên sự nghiệp giáo dục miền núi chưa thốt khỏi tình trạng kém phát triển, thành tựu giáo dục ở đây trong những năm gần đây có sự chuyển biến rất lớn, khơng chỉ nâng cao dân trí, nhận thức của người dân mà cịn góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế- xã hội địa phương. Tuy nhiên nếu so với những vùng phát triển, vùng đồng bằng thì tốc độ phát triển giáo dục miền núi cịn q chậm, thậm chí có nguy cơ tụt hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 49)