1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện tổ chức các
hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu
Nhằm đa dạng các hình thức tổ chức các hoạt động GD cho học sinh, để các em có hứng thú tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giúp các em kiến tạo kiến thức, hình thành phẩm chất và phát triển năng lực.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Để hoạt động GDHS thực sự thu hút được học sinh giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp, hình thức tổ chức đa dạng và phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động. Để hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học có ý nghĩa giáo dục phải đảm bảo được ba yêu cầu cơ bản: bổ trợ kiến thức cho các mơn văn hóa, giải trí và giáo dục hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức các hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học. Ngay từ đầu năm học, BGH phải nghiên cứu khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; căn cứ tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương để tập trung xây dựng nội dung, chương trình, hình thức tổ chức cho phù hợp. Thống nhất chương trình, triển khai đến giáo viên, học sinh trong toàn nhà trường.
Hiệu trưởng cần ra quyết định thành lập ban chỉ đạo tổ chức các hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học, ngoài các thành phần như: BGH, đồn
thanh niên, tổ trưởng chun mơn, giáo viên cần bổ sung đại diện Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan quản lý ở địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học. Xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên để sự phối hợp đạt hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo. Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng vì vậy nhà trường phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục để đạt được hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học. BGH nhà trường cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD khắc phục học sinh bỏ học về cả nội dung và các hình thức hoạt động. Khi tổ chức bất kỳ hoạt động GD nào trong nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cần phải:
- Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt được về nhận thức, thái độ, kỹ năng sau khi tham gia hoạt động GD.
- Dự kiến thời gian, nội dung, hình thức, kinh phí, CSVC, phương tiện, lực lượng tham gia. Kiểm tra việc chuẩn bị, khích lệ, lôi cuốn học sinh tham gia.
- Tiến hành tổ chức hoạt động GD theo chương trình đã xây dựng. - Đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động GD và rút kinh nghiệm.