Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 95)

1.4.2 .Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình

3.2.5. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút

nghiệm về tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

3.2.5.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là quá trình khơng thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

Hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học có nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú nên việc kiểm tra, đánh giá khơng dễ dàng. Vì vậy cần kiểm tra, đánh giá cả trước, trong và sau quá trình thực hiện. Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt hoạt động GD; nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào; những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở động viên, giúp đỡ để họ có động lực thực hiện tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học rất phong phú và đa dạng, bởi vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động này thì Hiệu trưởng phải chỉ đạo tiến hành xây dựng các tiêu chí cho các năng lực cần đánh giá trong hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Thơng qua việc đánh giá hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhà trường có thể đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục của trường đang thực hiện có thích hợp, có hiệu quả khơng. Đánh giá đúng sẽ tìm ra các giải pháp giúp cải tiến, đổi mới phương pháp chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động GD trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.

Các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được xây dựng dựa trên các năng lực đặc thù, tham khảo ý kiến của tập thể giáo viên và học sinh, được thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường. Xác định lực lượng kiểm tra, phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc. Cách kiểm tra phải được tổ chức thường xuyên đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng trong đánh giá.Tổ chức xây dựng lực lượng kiểm tra, phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ. Kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức để đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng như: tiến hành kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất.

Sử dụng kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động duy trì sĩ số học sinh là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

Do đó, qua thi đua khen thưởng, người được khen thưởng phấn khởi hoạt đông tốt hơn. Tuy nhiên nếu khen thưởng khơng đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, Hiệu trưởng cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập ban thi đua trong đó bố trí những CBQL, GV có năng lực để đánh giá thi đua của giáo viên tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

Thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn thi đua công khai, thống nhất đưa nội dung duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường ngay từ đầu năm học. Quy định rõ các mức thưởng về vật chất và tinh thần cho các cá nhân và tập thể khi có thành tích trong tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của nhà trường. Bên cạnh đó cũng có hình thức nhắc nhở, hạ thi đua đối với những cá nhân, tập thể cố tình sai phạm quy chế hoạt động giáo dục này.

Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời; phải được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)