Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 41)

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Sơn

2.1.1. 1. Điều kiện tự nhiên

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn.

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì (trung tâm của tỉnh) 75km.

+ Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 68.858 ha + Diện tích đất nơng nghiệp: 5.297 ha

+ Diện tích đất lâm nghiệp: 52.577,5 ha + Diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện n Lập, phía Đơng giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

2.1.1.2. Về hành chính

Về mặt hành chính, huyện Tân Sơn chưa có Thị trấn; có 17 xã: Tân Phú, Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền, Thạch Kiệt, Lai Đồng, Kiệt Sơn, Tân Sơn, Đồng Sơn, Thu Cúc, Thu Ngạc, Mỹ Thuận, Văn Lng. Trong đó có 13 xã có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, 1 xã An tồn khu, 3 xã vừa thốt nghèo năm 2013.

2.1.1.3. Về Kinh tế

- Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm: 5,55%;

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người: 11,5 triệu người; - Tổng sản lượng hạt lương thực: 27.760 tấn;

- Trồng mới rừng tập trung đạt: 9.700ha;

- Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất canh tác 72,9 triệu đồng; - Cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 54,22%; công nghiệp xây dựng: 8,07%; dịch vụ: 37,71%.

2.1.1.4. Về văn hóa - xã hội

+ Về công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Tính đến năm 2015, 12/17 trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, bình qn có 4 bác sỹ và 23 giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ trạm xá có bác sỹ đạt 100%; các cơ sở y tế tư nhân, các cơ sở dược được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển. Thực hiện tốt công tác y tế dự phịng, kiểm sốt dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng. Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ dân số được cấp thẻ BHYT đạt 95%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17,5%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đạt 99,5%.

+ Về văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao

Cơng tác thông tin, tuyên truyền đã được phục vụ kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ chính trị của huyện. Phong trào văn hóa - thể thao quần chúng phát triển mạnh. Hầu hết các khu dân cư đều có đội văn nghệ, đội bóng chuyền nam, nữ. Các lễ hội truyền thống được quản lý và tổ chức với nội dung phong phú , phát huy truyền thống bản sắc dân tộc; qua đó đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa, đồn kết, tương thân tương ái trong nhân dân. Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa 64%; gia đình văn hóa 68%; 100% xã có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Tỷ lệ phát sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%. Hệ thống đài truyền thanh hoạt động thường xuyên, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện; các phương tiện kỹ thuật phục vụ tốt các kỳ họp, các hội nghị chuyên đề học tập trực tuyến, tuyên truyền chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng nơng thơn mới.

+ Về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các chế độ, chính sách

cơng nghiệp - xây dựng chiếm 6,6%; lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm 6,8%; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới tại chỗ cho người lao động từ 1.000 đến 1.200 người bằng nghề nông, lâm nghiệp, cơ khí, xây dựng, kinh doanh dịch vụ. Số lượt người đi xuất khẩu lao động trung bình 158 người/năm.

Nhìn chung đời sống dân cư trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và được cải thiện; các chính sách ưu đãi đối với người có cơng và chính sách an sinh xã hội được bảo đảm. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 63,4%. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 5,08%/năm, hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 19,43%.

+ Về cơng tác quốc phịng, an ninh và các hoạt động tư pháp

Tập trung lãnh đạo xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Chủ động, kịp thời nắm tình hình an ninh trật tự, xử lý các vụ việc phát sinh trên địa bàn; nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; bảo đảm chỉ tiêu tuyên quân hàng năm.

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín vào việc tun truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và công dân; giải quyết dứt điểm các vụ việc có tính chất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Tích cực phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 41)