Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 72)

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung

2.3.5. Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh qua 60 cán bộ quản lý, giáo viên, Bí thư Đồn trường, giáo viên chủ nhiệm. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Tốt (3đ) Tương đối tốt (2đ) Chưa tốt (1đ) Thứ bậc

1 Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua dạy học trên lớp

56/60 = 93,2%

4/60

= 6,7% 0 1

2

Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động của Đội TN, Đoàn TNCS HCM 50/60 = 83,3% 9/60 = 15% 1/60 =1,7% 4

3 Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông

qua tiết sinh hoạt lớp = 91,7% 55/60

5/60

= 8,3% 0 2

4 Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông

qua hoạt động chào cờ đầu tuần = 86,7% 52/60

8/60

= 13,3% 0 3

5

Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng 47/60 = 78,3% 12/60 =20% 1/60 = 1,7% 5 6 Chỉ đạo việc phối hợp các lực

lượng giáo dục đạo đức

30/60 = 50% 20/60 = 33,3% 10/60 = 16,7% 7 7

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh 40/60 = 66,7% 15/60 = 25% 5/60 = 8,3% 6 8 Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí

cho hoạt động giáo dục đạo đức

25/60 = 41,7% 25/60 = 41,7% 10/60 = 16,7% 8 Qua kết quả khảo sát (bảng 2.18) chúng tôi thấy trường THPT Minh Đài đều quan tâm tới công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, có

kế hoạch chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các đối tượng được khảo sát đều khẳng định rằng: chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức thông qua dạy học trên lớp là quan trọng và thường xuyên nhất (xếp thứ 1). Hiện nay đại bộ phận giáo viên bộ mơn đều có ý thức giáo dục đạo đức cho học sinh (uốn nắn thái độ, hành vi đạo đức...) nhất là những môn khoa học xã hội và giáo dục công dân. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức thông qua tiết sinh hoạt lớp, hay hoạt động chào cờ đầu tuần…được ưu tiên lựa chọn ở những vị trí tiếp theo (thứ 2 và 3). Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần). giáo viên chủ nhiệm cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt, nhận xét những ưu - khuyết điểm, khen chê kịp thời, uốn nắn những hành vi đạo đức cho học sinh, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện. Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt chính trị trong phạm vi tồn trường nhằm tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh, cũng như khen thưởng động viên, kỷ luật học sinh vi phạm, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy trường lớp…Đây là những hoạt động có hiệu quả trong cơng tác giáo dục đạo đức nên nhà trường đã thực hiện khá tốt.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đồn TNCS HCM là hoạt động có hiệu quả cao. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Đồn TNCS HCM có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng cho học sinh. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng có tỷ lệ đánh giá tốt đạt 78,3% (xếp thứ 5). Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết những hoạt động này thực hiện chưa thực sự hiệu quả, Ban giám hiệu chưa thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách công tác của giáo viên chủ nhiệm, chủ yếu giao phó cho các tổ trưởng bộ mơn. Có giáo viên chủ nhiệm không xếp loại học sinh theo qui định là 2 tháng/lần nên cuối năm đánh giá sự rèn luyện đạo đức của từng học sinh chưa thật chuẩn xác, dẫn đến khơng ít hành động tiêu cực của học sinh.

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Nhà trường chủ yếu phối hợp các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường mà chưa phối hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

Chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục đạo đức được xếp thứ hạng cuối cùng. Các nhà trường cịn hạn chế về kinh phí: Trường THPT Minh Đài có phịng truyền thống tuy nhiên học sinh chưa tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống nhà trường, bề dày thành tích của trường mình đang học nhiều. Việc đầu tư tuyên truyền giáo dục, tổ chức các chuyên đề để nhằm trao đổi về kinh nghiệm giáo dục đạo đức, tọa đàm nói chuyện về người tốt, việc tốt… bị hạn chế do khơng có kinh phí. Các trường cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ cho mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 72)