Biện pháp 3: Thành lập Ban chỉ đạo quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 95)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

3.2.3. Biện pháp 3: Thành lập Ban chỉ đạo quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức

đạo đức phù hợp với đối tượng giáo dục và các lực lượng tham gia giáo dục

3.2.3.1. Ý nghĩa và Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc tổ chức thành lập Ban chỉ đạo là xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường phù hợp với mục tiêu, nội dung tổ chức giáo dục đạo đức trong suốt năm học. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình, các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. Phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng để có những biện pháp cụ thể giúp cho học sinh nhận thức đúng, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, không mắc phải các tệ nạn xã hội.

3.2.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện

(1) Thành lập Ban tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức: Ban chỉ

đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Minh Đài bao gồm 2 thành phần (thành phần trong và ngoài nhà trường).

Thành phần trong nhà trường: Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo (Ban Đức dục) do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, đại diện Hội cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Thành phần ngoài nhà trường gồm: Cộng đồng dân cư, Hội phụ huynh học sinh, các Đoàn thể xã hội. Trên cơ sở thành phần trên cần xây dựng: Ban chỉ

đạo quản lý hoạt động giáo dục đạo đức có các thành phần của Ban Chấp hành Hội phụ huynh học sinh và đại diện chính quyền, các tổ chức xã hội, một số cơ quan chun mơn như Phịng Thơng tin - Văn hóa, Cơng an... và một số cá nhân, chuyên gia .... Cần xây dựng được một hệ thống các cộng tác viên cho các hoạt động để khi tổ chức mời họ tham gia (làm báo cáo viên, hướng dẫn viên, Ban giám khảo) thuyết trình, có thể họ là những cán bộ văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, cựu chiến binh, những cựu học sinh thành đạt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học, các nhà hoạt động chính trị.

(2) Yêu cầu đối với Ban tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức:

- Nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, có uy tín.

- Có kỹ năng, năng lực tổ chức quản lý, vận động quần chúng.

- Có hiểu biết nhất định về vấn đề giáo dục đạo đức, hoặc một lĩnh vực chun mơn nào đó liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức.

- Có thời gian, có sức khỏe. - Gia đình phải nền nếp.

- Trong Ban chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh (cần thiết là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, thủ trưởng các tổ chức chun mơn vì họ mới có đủ tư cách pháp nhân huy động nguồn lực xã hội).

(3) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức với lực lượng tham gia giáo dục:

Cơ chế tổ chức giữa ban tổ chức với lực lượng tham gia nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh thực chất là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thơng qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đặt ra.

+ Đối với lực lượng trong nhà trường:

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, truyền thống, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất. Dựa vào kế hoạch của trường, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng tuần, tháng và học kỳ. Phân công trách nhiệm các bộ phận kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá và điều

chỉnh kịp thời. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và các tổ chức trong trường như: Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ huynh... Các hoạt động này phải đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu với cựu học sinh trường đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống, hoặc giao lưu với anh hùng, cựu chiến binh trong chiến đấu, trong lao động và sản xuất ở địa phương. Cần phối hợp với Đoàn thanh niên chuẩn bị chương trình sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tránh lập đi lập lại điệp khúc “Hát Quốc Ca - sơ kết thi đua - nhắc nhở thực hiện nội quy” sẽ gây nhàm chán mà sau khi thực hiện các bước trên nên thêm vào chương trình mục tuyên dương học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, đọc một câu chuyện hay trong sách rút ra ý nghĩa giáo dục, đố vui hàng tuần về lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội…

Đánh giá thi đua cuối năm ở các lớp, qua đó đánh giá những thành quả đạt được, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên và đưa ra biện pháp trong năm học mới. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng, mức độ tuỳ từng trường hợp nhưng qua đó nói lên được sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm. Công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm được thực hiện qua buổi họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm đầu tuần hoặc qua bảng thơng báo đặt ở phịng giáo viên.

Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) thơng qua khối trưởng chủ nhiệm để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm ở từng khối. Việc đánh giá này dựa vào kết quả thi đua của lớp và kế hoạch chủ nhiệm (sổ chủ nhiệm).Việc đánh giá này phải khách quan công bằng, thấy được những cố gắng nỗ lực của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm và động viên nhắc nhở những giáo viên thiếu quan tâm đến lớp. Mỗi tháng, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) đều kiểm tra sổ liên lạc, đây là hình thức giúp Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) khái qt được tình hình học tập rèn luyện của mỗi lớp, cũng như đánh giá của giáo viên chủ nhiệm có gì sai sót khơng. (Thí dụ: Học Lực yếu, thì hạnh kiểm tối đa chỉ được khá) để nhắc nhở sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sổ liên lạc cho phụ huynh học sinh.

Cuối năm học, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) tổng kết công tác chủ nhiệm, cần khen thưởng những cá nhân đạt thành tích trong cơng tác chủ nhiệm (dựa vào các tiêu chuẩn đạt chiến sĩ thi đua các cấp).

+ Đối với lực lượng ngoài nhà trường:

Đối với phụ huynh học sinh có thể thơng qua cơ chế chỉ đạo sau:

- Họp phụ huynh học sinh của lớp: Cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, đây là một hình thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Đó là những cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp phụ huynh học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tùy theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung của chúng hướng vào những công việc cụ thể khác nhau. Thông thường tổ chức được 3 lần họp phụ huynh học sinh trong một năm đó là vào các thời kỳ: Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Để các cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh có hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm cần phải biết cách điều khiển cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt giáo viên chủ nhiệm cần phải: Chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định đúng mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung một cách thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp phụ huynh học sinh thành một buổi thơng báo điểm và các khoản đóng góp. Khi tiến hành các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của phụ huynh học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách của học sinh, đến danh dự của các bậc phụ huynh học sinh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.

- Trao đổi thư từ, điện thoại với phụ huynh học sinh: Đây cũng là một hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình, hình thức này được sử dụng rộng rãi để thơng báo tình hình học tập và q trình tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh đặc biệt là khi có vấn đề

việc cần giải quyết. Hình thức này đặc biệt có tác dụng lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt vì đây khơng phải là phương pháp tìm hiểu học sinh, phương pháp phối hợp hành động giữa nhà trường với gia đình mà cịn là con đường ngắn nhất để giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phổ biến những kiến thức sư phạm về giáo dục đạo đức cho học sinh với gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả nhất.

- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình có vai trị hết sức quan trọng, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình. Trong suốt quá trình giáo dục của cả một năm học, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch định kỳ thơng báo cho gia đình học sinh biết kết quả tu dưỡng đạo đức kết quả học tập và kết quả một số hoạt động khác của con em họ thông qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những ưu nhược điểm của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết đối với gia đình. Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể, tránh chung chung hời hợt. Cha mẹ học sinh sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. Chính sự thơng báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy sẽ giúp cho cả nhà trường với gia đình thường xuyên và kịp thời thu được những thông tin cần thiết về học sinh để khơng ngừng điều chỉnh và hồn thiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đảm bảo tính khách quan, tính hiệu quả của sổ liên lạc, ngoài những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh thì cộng đồng dân cư cũng phải là một lực lượng chủ yếu tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở gia đình và cộng đồng. Đại diện của cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh sinh sống là người chuyển giao sổ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và gia đình mà khơng thơng qua học sinh như hiện nay. Mặt khác cũng tăng cường số lần sử dụng sổ liên lạc trong năm học, trong một kỳ học thay bằng chỉ có một vài lần như hiện nay mà nhiều nhà trường vẫn đang làm.

- Mời phụ huynh học sinh đến trường: Đây là một hình thức thường được giáo viên chủ nhiệm hay Hiệu trưởng sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời phụ huynh học sinh đến để thơng báo tình hình của con em họ và cùng phụ huynh học sinh bàn bạc những biện pháp thích hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả. Việc mời phụ huynh học sinh tới trường khơng nhất thiết chỉ để thơng báo thiếu sót của học sinh. Cần hiểu rằng việc mời phụ huynh học sinh tới trường còn để bàn bạc và giúp họ, cùng với họ thống nhất cách tổ chức giáo dục kể cả các em học sinh hư, học sinh bình thường, học sinh khá, giỏi. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh dưới mọi hình thức đa dạng, phù hợp với phụ huynh học sinh... Những cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình ngày một thân thiết hơn đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiên không nên mời phụ huynh học sinh đến trường vì mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó.

+ Đối với lực lượng xã hội khác

Thực chất đây là những cách thức phối hợp những tác động giáo dục giữa nhà trường với các LLgiáo dục xã hội trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và học sinh đang sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục. Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện qua các biện pháp sau:

- Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư. Khu vực nơi học sinh đang sinh sống và học tập, lao động, vui chơi là môi trường gần gũi quen thuộc đối với các em, là môi trường vi mô hàng ngày ảnh hưởng đến con người. Cộng đồng nơi ở là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh quan hệ của gia đình với các gia đình khác và thành viên của mỗi gia đình. Để xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh thì trước hết phải

đó là vơ cùng cần thiết bởi lẽ khơng khí gia đình êm ấm hịa thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ nghị lực học tập và rèn luyện của con em mình. Xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh còn thực hiện thông qua nhà trường tổ chức phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội... bằng nhiều hình thức như kết nghĩa đỡ đầu, bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Trên cơ sở đó nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như tuyên truyền cổ động cho các công tác: dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ mơi trường, phịng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác như: ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc... Tham gia các phong trào xây dựng văn hóa xã hội, an tồn giao thơng, phụ trách nhi đồng ở địa phương, bảo vệ an ninh, giữ gìn đường làng ngõ xóm, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương, các hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lao động cơng ích của địa phương, tìm hiểu và nghe nói chuyện về truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa đạo đức... Đặc biệt tham gia tổ chức giáo dục học sinh trong hè ở địa phương. Điều quan trọng là mỗi thành viên trong các LLxã hội tham gia công tác giáo dục học sinh, trước hết phải là tấm gương cho các em noi theo. Đó là những tấm gương cần cù chịu khó trong lao động và cơng tác, nhân ái và vị tha trong quan hệ ứng xử, những tấm gương sống động trong sáng đẹp đẽ đó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực hồn thành nhân cách của học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh bằng cách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xóa bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở khu vực trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)