Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 74)

cán bộ Đồn: đa số họ là kiêm nhiệm, khơng thật sự ổn định, chưa được đào tạo nghiệp vụ cơng tác Đội, Đồn một cách bài bản, do đó chưa thực hiện tốt hoạt động giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh.

Các lý do khách quan và chủ quan được kể trên nếu được khắc phục kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Minh Đài.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh đức cho học sinh

2.4.1. Ưu điểm

Nhìn chung học sinh THPT Minh Đài có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng ơng bà, cha mẹ, thầy cơ, đồn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường, lớp, biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

Trường THPT Minh Đài đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trị, vị trí của cơng tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giáo dục tồn diện, nên đã có một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường, quy định khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh. Xuyên suốt trong năm học nhà trường quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua con đường dạy học, thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua hoạt động

và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn TNCS HCM…liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.

2.4.2. Hạn chế

Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục đạo đức còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu của xã hội, cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh cịn hạn chế, Nhà trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung giáo dục đạo đức thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh. Trong khi đó việc quản lý hoạt động ngồi giờ lên lớp của nhà trường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn, để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực tích cực trong mối quan hệ.

Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức và các giải pháp giáo dục đạo đức để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dục đạo đức cho học sinh

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Minh Đài, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau đây:

a) Mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh THPT.

Tuổi học sinh THPT nhạy cảm với cái mới, nhưng cũng dễ “bốc đồng”, nông nổi, tự khẳng định mình bằng việc bắt chước các hành vi xấu trong đời sống xã hội. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm xói mịn niềm tin và ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ. Những bài giảng về

đạo đức và các hình thức giáo dục đạo đức phải kết hợp hài hòa với thực tiễn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi mới tạo dựng được niềm tin cho học sinh. Chính vì chưa xác định được niềm tin nên một bộ phận học sinh mờ nhạt về lý tưởng, ước mơ, hồi bão, có những nhu cầu địi hỏi khơng chính đáng, dẫn đến các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

b) Do thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn về hoạt động giáo dục đạo đức nên việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức thiếu đồng bộ. Hoạt động giáo dục đạo đức khơng mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế hoạt động giáo dục đạo đức chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ. Ngồi ra, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, văn bản hướng dẫn nhiều khi còn chung chung, dẫn đến sự vận dụng thiếu đồng bộ giữa các trường.

c) Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, thiếu quan tâm đến mặt giáo dục này cho học sinh, thậm chí cịn có những cán bộ giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phải là tấm gương cho học sinh noi theo.

d) Một số cơ quan, ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. Vẫn còn hiện tượng nhận thức sai lệch về nhà trường, cho rằng giáo dục đạo đức chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường.

e) Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” cịn khá phổ biến trong phụ huynh. Cịn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lý “bao cấp” trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.

g) Năng lực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức của đội ngũ giáo viên vẫn cịn những hạn chế. Vì vậy cịn nặng về biện pháp hành chính, các biện pháp sư phạm chưa được phát huy một cách tích cực.

h) Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động giáo dục đạo đức.

Kết luận chương 2

Chương 2, tác giả luận văn đã phân tích và trình bày được các hạn chế cơ bản của hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.

1. Hoạt động giáo dục đạo đức có những hạn chế cơ bản sau:

a) Nhà trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung giáo dục đạo đức thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh.

b) Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh. Thiếu các hoạt động trải nghiệm thực tiễn để các em có thể cảm nhận được sâu các nội dung giáo dục

c) Mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức và các giải pháp giáo dục đạo đức chưa được chuyển tải nhất quán tới các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh để đồng trách nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

2. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức có những hạn chế cơ bản sau: a) Thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn về hoạt động giáo dục đạo đức nên việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức thiếu đồng bộ. Hoạt động giáo dục đạo đức khơng mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế hoạt động giáo dục đạo đức chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ. Ngồi ra, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, văn bản hướng dẫn nhiều khi còn chung chung, dẫn đến sự vận dụng thiếu đồng bộ không chỉ giữa các trường.

b) Thiếu kế hoạch hệ thống và chi tiết. Việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường mới chỉ dừng lại ở lựa chọn những ngày lễ lớn để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể và đa dạng hóa các hình thức tổ chức theo những vấn đề/nhu cầu của thực tế.

c) Công tác tuyên truyền giáo dục trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường chưa hiệu quả. Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, thiếu quan tâm đến mặt giáo dục này cho học sinh, thậm chí cịn có những cán bộ giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phải là tấm gương cho học sinh noi theo.

d) Thiếu sự phối hợp hiệu quả: Một số cơ quan, ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. Vẫn còn hiện tượng nhận thức sai lệch về nhà trường, cho rằng giáo dục đạo đức chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường. Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Cịn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lý “bao cấp” trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.

e) Năng lực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức của đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế. Vì vậy cịn nặng về biện pháp hành chính, các biện pháp sư phạm chưa được phát huy một cách tích cực.

f) Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động giáo dục đạo đức.

g) Thiếu chú trọng tạo mơi trường giáo dục trong và ngồi tốt (mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến mơi trường giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh THPT…)

Những vấn đề hạn chế đã xác định ở chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả luận văn đề xuất giải pháp khắc phục ở chương 3.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MINH ĐÀI,

HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Dựa trên những căn cứ:

- Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, của Đảng và Nhà nước, của địa phương qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp quy;

- Căn cứ thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Căn cứ cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng và thực trạng tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông;

Từ những căn cứ trên, tác giả đề xuất các biện pháp dựa trên những nguyên tắc sau.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo chủ trương, chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước

Các biện pháp phải là sự thể hiện một cách cụ thể hoá những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành. Muốn vậy, phải xác định đúng chiến lược, mục tiêu phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể trong việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Quan điểm về phát triển con người Việt Nam nói trên đã thể hiện rõ ở mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất

và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như quản lý giáo dục nói chung, tất cả các biện pháp đều có mối quan hệ qua lại, tương tác, gắn bó với nhau. Mỗi biện pháp được coi là một thành tố của hệ thống. Sự vận hành của mỗi thành tố phải được đặt trong mối tương tác qua lại với các thành tố khác sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phải đem lại sự phát triển tối ưu cho hệ thống. Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Cơng đồn, Đồn thanh niên, hội phụ huynh học sinh; Từ việc ra quyết định, thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch, huy động các lực lượng thực hiện đúng mục đích, phù hợp với nội dung và điều kiện để thực hiện, kiểm tra đánh giá.

Chính vì vậy, các biện pháp quản lý đưa ra phải có tính hệ thống, hợp lý, để có tác động đồng bộ đến q trình giáo dục đạo đức cho học sinh theo đúng những định hướng, mục tiêu của ngành đồng thời phải kế thừa những biện pháp hiệu quả đã và đang thực hiện trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Do đó, thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục tiêu và là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của con người. Trong cơng tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Minh Đài nói riêng, quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu hoạt động quản lý phải bám sát quá trình phát triển của thực tiễn đầy biến động. Vì vậy, việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và tổ chức thực hiện các biện pháp đó cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp được thể hiện ở nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh và mục tiêu quản lý hoạt động

tiễn: nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THPT; phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực, môi trường của nhà trường THPT, và trên cơ sở tuân thủ các quy chế của Bộ giáo dục&ĐT.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 74)