2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung
2.3.6. Những lý do làm hạn chế tính hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục
giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Minh Đài
Để tìm hiểu những lý do làm hạn chế tính hiệu quả trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 60 người là cán bộ quản lý, Bí thứ đồn và giáo viên chủ nhiệm. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.19
Bảng 2.19: Những lý do làm hạn chế tính hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
STT Các lý do làm hạn chế tính hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Số lượng Tỷ lệ (%) Xếp thứ
1 Nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức 57 95 1 2 Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức hợp lý 45 75 2
3 Chỉ đạo thiếu đồng bộ, cụ thể từ trên 41 68,3 3
4 Thiếu các tài liệu, văn bản pháp quy hướng dẫn 35 58,3 5
5 Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên 33 55 6
8 Cơng tác kế hoạch hóa trong hoạt động giáo dục đạo đức cịn yếu 38 63,3 4
9 Đội ngũ cán bộ thiếu và yếu 25 41,7 9
Với kết quả nêu ở bảng 2.19, chúng tơi thấy có 2 nhóm lý do chủ yếu ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Nhóm lý do khách quan
- Do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu, văn bản
pháp quy hướng dẫn. Thực tế các trường chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể
việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh, dẫn đến tình trạng khơng ít giáo viên chủ nhiệm trẻ lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh. Thiếu các văn bản pháp quy của Nhà nước và địa phương chỉ đạo các ban ngành thực hiện phối hợp với nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
b) Nhóm lý do chủ quan
- Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
đạo đức. Vì nhận thức cịn hạn chế nên nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm chí có giáo viên chủ nhiệm bng lỏng họat động giáo dục đạo đức cho học sinh;
- Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lý (thứ 2); công tác thanh tra, kiểm tra chưa
thường xuyên (thứ 6). Quản lý mà khơng kiểm tra thì coi như khơng quản lý,
trong q trình hoạt động khơng thường xun kiểm tra thì khơng thể biết được mặt mạnh, mặt yếu, những thiếu sót để uốn nắn, bổ sung;
- Tính kế hoạch cịn yếu; sự phối hợp giữa các bộ phận bên trong, bên
ngoài nhà trường thiếu đồng bộ. Đây là hạn chế lớn: thiếu sự phối hợp đồng bộ
giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường thì hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không cao;
- Công tác đánh giá khen thưởng chưa khách quan, kịp thời, chưa động
viên kích thích được phong trào thi đua của giáo viên và học sinh do chủ yếu nhà trường chỉ xây dựng kế hoạch hóa ở tầm vĩ mơ, chưa chi tiết, cụ thể;
- Do đội ngũ cán bộ thiếu và yếu. Ở đây thiếu và yếu chủ yếu là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, thiếu những giáo viên tâm huyết với nghề, yêu trẻ và kinh nghiệm công tác giáo dục học sinh. Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chưa có
nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm cho nên phần nào cũng hạn chế trong việc quản lý lớp và giáo dục đạo đức cho học