Biện pháp 1: Quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 85)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

3.2.1. Biện pháp 1: Quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng

lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1 .Ý nghĩa và Mục đích của biện pháp

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”, “cơng việc có thành cơng hoặc thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém” [23]. Sở dĩ

có cán bộ tốt hay kém đều nằm ở khâu nhận thức mà ra. Như vậy, khâu nhận thức là vô cùng quan trọng. Song, chưa phải cứ nhận thức đúng là có ngay hành động đúng. Để có hành động đúng cịn cần phải có tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện cơng việc, phải có trình độ, khả năng mới có thể hồn thành tốt cơng việc. Qua tình hình thực tiễn, tác giả nhận thấy việc làm cho tất cả các lực lượng giáo dục có sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức là việc làm quan trọng nhưng nâng cao tinh thần trách nhiệm để có thể biến nhận thức đó thành hành động thì cịn quan trọng hơn nhiều. Chỉ khi nào các lực lượng giáo dục làm được như vậy thì cơng tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mới đảm bảo thành cơng. Do vậy, có thể xem biện pháp: “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh” là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của giáo dục đạo đức trường THPT Minh Đài.

Mục đích của biện pháp này là:

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ quản lý giáo dục đạo đức cho tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường THPT.

- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục khác thấy rõ được tầm quan trọng, sự cấp thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT.

- Phát triển công tác giáo dục đạo đức thành một nhiệm vụ chính trị, một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh THPT.

3.2.1.2 .Nội dung và quy trình thực hiện

Thứ nhất: Đối với cán bộ quản lý - giáo viên: để nâng cao năng lực nhận

thức về hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần:

- Tổ chức hiệu quả các hoạt động tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về chiến lược phát triển đất nước, chiến lược phát triển giáo

người mới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong tồn thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp giáo dục đạo đức. Có tri thức về đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là điều kiện cần thiết, song càng cần phải có kỹ năng, phương pháp truyền thụ giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh theo định kỳ tuỳ theo đơn vị nhưng ít nhất 1- 2 lần một năm học. Để hội thảo đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo về thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng tham luận, tranh luận... Nội dung chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trị, vị trí của các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

- Tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viênbộ mơn, phụ trách Đồn, nhân viên theo định kỳ. Chọn những giáo viên đạt những thành tích cao trong giáo dục đạo đức để trình bày, trao đổi những kinh nghiệm đã đạt được. Cụ thể:

+ Đối với cán bộ phụ trách cơng tác Đồn: Phải hiểu rõ mọi chủ trương của Đảng, Chính quyền, phải có định hướng cụ thể cho hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh một lớp, họ đóng vai trị quan trọng trong việc trực tiếp giáo dục học sinh vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững mục tiêu đào tạo giáo dục cả

về nhân cách và kết quả học tập của học sinh, nắm vững hoàn cảnh của từng em học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. giáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng, vì vậy, chọn được một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đủ đức, đủ tài sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngồi địa bàn huyện để đạt thành tích tốt trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình thực tiễn ở đơn vị mình.

- Tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng của học sinh, gặp gỡ đối thoại với học sinh, từ đó các bộ phận có liên quan điều chỉnh nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai: đối với phụ huynh của học sinh

Khơng ít các bậc phụ huynh vẫn xem việc dạy dỗ con em mình là của Nhà trường: Họ quan niệm đã khoán “Trọn gói” cho Nhà trường về giáo dục con em họ. Đây là quan niệm sai lầm vì thầy cơ có tận tâm đến đâu thì vẫn khơng đủ quyết định nhân cách của các em, giáo dục của Nhà trường sẽ hạn chế nếu khơng nhận được sự giúp đỡ của gia đình. Hơn nữa về phương pháp: nhiều gia đình đã u thương, dạy dỗ con khơng đúng cách. Một số gia đình khác lại quá khắt khe, nghiệt ngã, khơng cơng bằng với con cái. Đó là lối giáo dục phản nhân văn. Chính vì vậy, cần khắc phục những quan niệm không đúng hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức đang tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội, ở khơng ít phụ huynh.

Thứ ba: đối với các lực lượng giáo dục, các cơ quan quản lý, các cấp uỷ Đảng và chính quyền.

Sự hạn chế về quan niệm giáo dục, đặc biệt ở giáo dục đạo đức thường thấy ở các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, ở các cơ quan quản lý giáo dục ngay cả cấp chính quyền vẫn là chủ nghĩa hình thức, bệnh quan liêu và hành chính mệnh lệnh. Sự quan tâm tới nhà trường chỉ theo “mùa vụ”. Nó chỉ rộ lên vào những ngày: khai giảng, 20/11, trong thi cử, bế giảng năm học,... Cần phải nâng

họ về: Chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ GD&ĐT về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, cơng tác quản lý.

3.2.1.3. Các điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp trên, trước hết và trên hết cần phải có sự gương mẫu của lãnh đạo nhà trường, mà đứng đầu là Hiệu trưởng và sự ủng hộ hoạt động của Đảng, chính quyền, Đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên. Người hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ. Phải xây dựng được kế hoạch khả thi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, học tập về giáo dục đạo đức trong nhà trường đảm bảo khoa học, bao quát tồn diện và mang tính khả thi cao (bao gồm thường xuyên đánh giá các hoạt động học tập này để điều chỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm, hạn chế học tập qua loa, hình thức). Điều quan trọng là phải xây dựng được một tập thể đoàn kết, thống nhất: Giữa các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên phải đồng lịng, có sự ủng hộ và nhất trí cao để phát huy được sức mạnh của từng cá nhân và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)