Đặc điểm của hình thức dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu

1.2.3.1. Đặc điểm của hình thức dạy học theo dự án

 Hình thức DHTDA có các đặc điểm chung sau:

Có các khái niệm, kiến thức, kỹ năng và thái độ xác định: Các DA tập trung

vào các mục tiêu giáo dục cho trẻ, trong đó có các u cầu của khung chương trình về kiến thức, kỹ năng và thái độ ví dụ như kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và quản lí bản thân…

Có ý trọng tâm hay câu hỏi định hướng: Mỗi DA được định hình bởi một

vấn đề có ý nghĩa cần phải giải quyết hoặc một câu hỏi cần tìm câu trả lời tùy theo độ khó phù hợp với đối tượng học sinh.

Được thực hiện theo hướng nghiên cứu: Trẻ được tham gia vào các quá trình

đặt câu hỏi, tìm các nguồn thơng tin, xây dựng kiến thức và tìm ra giải pháp cũng như áp dụng các ý tưởng. Các hoạt động chủ đạo của DA cần thể hiện sự biến chuyển và thay đổi về nhận thức cũng như kỹ năng của học sinh. Nếu các hoạt động chủ đạo của DA khơng có gì khó cho trẻ hoặc trẻ có thể thực hiện được các hoạt động đó một cách dễ dàng nhờ những kiến thức và kỹ năng trẻ đã có trước đó thì DA chỉ mang tính thực hành các bài tập chứ khơng phải là dạy học theo DA. Chính vì vậy, những DA ngắn, trực tiếp như việc trồng một khu vườn, làm sạch một khúc sông cũng là các DA nhưng không phải là các DA của việc dạy học theo DA.

Có tính thực tiễn: Các DA của hình thức DHTDA có đặc điểm nổi bật là cho

người học cảm giác thực. Tính thực tiễn này được thể hiện từ chủ đề, các nhiệm vụ, các vai trị của học sinh, các tình huống hay ngữ cảnh DA được triển khai, những người phối hợp với trẻ trong DA, sản phẩm được tạo ra và các khán giả lắng nghe trẻ trình bày DA, thậm chí cả các tiêu chí mà sản phẩm cũng như sự trình bày của trẻ được đánh giá. Hình thức DHTDA đưa ra những thách thức mang tính hiện thực của cuộc sống vào trường học để những vấn để thực hoặc những câu hỏi đặt ra sẽ có khả năng được thực hiện để tìm giải pháp.

Trẻ được quyền đưa ra ý kiến và lựa chọn của mình: Trẻ được đưa ra các quyết định về việc thực hiện DA như chúng sẽ tiến hành DA thế nào và sẽ tạo ra sản phẩm gì. DHTDA khơng phải là việc GV dẫn dắt, không phải là những hướng dẫn cụ thể, chi tiết. DHTDA cho trẻ nhiều quyền tự chủ, đưa ra quyết định và tự thao tác, tự chịu trách nhiệm hơn các phương pháp dạy học truyền thống.

Có sự đánh giá thường xuyên: Trẻ và GV sẽ thường xuyên đánh giá về việc

học tập, về hiệu quả của quá trình nghiên cứu và các hoạt động của DA, về chất lượng của các hoạt động của trẻ, những trở ngại và cách khắc phục các trở ngại đó.

Có sản phẩm cuối cùng để trình bày hoặc chia sẻ: Trẻ thể hiện sản phẩm của

mình trước các khán giả bằng cách giải thích, trưng bày hoặc thuyết trình trước lớp. [21]

Hình thức DHTDA khi áp dụng ở cấp học mầm non do có những đặc thù về độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ nên nó có sự khác biệt so với việc DHTDA cho các độ tuổi lớn hơn. Trẻ ở độ tuổi mầm non khả năng tập trung ngắn, khó khăn trong việc hiểu các khái niệm trừu tượng mà hiểu dễ dàng hơn với những thứ trực quan, sinh động. Trẻ mầm non cũng chưa biết đọc, biết viết, trong khi đó việc nghiên cứu, điều tra lại địi hỏi trẻ tự tìm hiểu thơng tin thơng qua việc đọc, viết nhiều. Trẻ cần sự trợ giúp rất nhiều của người lớn trong việc học của mình. Chính vì vậy, việc triển khai DHTDA ở bậc học mầm non vẫn cần áp dụng các lí thuyết về

sự hỗ trợ mang tính bắc cầu (Scaffolding) của Bruner, vùng phát triển gần (Zone of proximal development) của Vygotsky và khái niệm về sự thích nghi (Notion of adaptation) của Piaget.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)