Mục tiêu của hình thức DHTDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK (Trang 33 - 34)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu

1.2.3.2. Mục tiêu của hình thức DHTDA

Phần 1.2.1.4 ở chương này đã đề cập đến các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (2009). Do tính quy định của Chương trình giáo dục đối với nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động mầm non, nên mục tiêu của bất kỳ hình thức dạy học nào cũng cần giúp trẻ đạt được các mục tiêu cụ thể của chương

trình về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hay còn gọi là mục tiêu về các mặt giáo

dục. Đồng thời, hình thức dạy học đó cũng cần giúp trẻ có các nền tảng cho việc

học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời- đây chính là các mục tiêu về tâm trí. Trong mục tiêu về các mặt giáo dục, mục tiêu về phát triển trí tuệ thường

được đề cập tới với các nhiệm vụ về học vấn. Đôi khi các nhiệm vụ về học vấn thường được nhấn mạnh quá nhiều.

Margaret Donaldson (1978) đã chỉ ra rằng tất cả trẻ em khi bắt đầu đi học đều thích thú khám phá, đặt các câu hỏi và tham gia hoạt động một cách hào hứng. Và vấn đề ở đây là tại sao việc này khi bắt đầu thì tốt đẹp vậy và khi kết thúc thì thường lại rất tệ?” [30]

Câu trả lời cho câu hỏi trên một phần nằm ở hiệu quả của hình thức dạy học cho trẻ được lựa chọn đã phù hợp hay chưa. Cách thức dạy học tập trung nhiều vào

các nhiệm vụ học vấn, sẽ khơng đạt hiệu quả tốt bởi nó khơng đề cập đến những thói quen của tâm trí mà nhờ đó trẻ sẽ học tập được. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “Các lợi thế khơng mang tính học vấn như năng lực về cảm xúc, cách tiếp cận tích cực với việc học tập khi trẻ học mầm non là những chỉ báo cho biết trẻ sẽ dễ dàng đạt được thành tích về học tập cao trong những năm học sau (NAEYC & NAECS/SDE). [32]

Các nhiệm vụ về mặt học vấn thường được cấu trúc một cách chặt chẽ, tuần tự và được giảng dạy một cách tách rời khỏi bối cảnh thực để học từng mẩu thông tin nhỏ và các kỹ năng rời rạc. Các nhiệm vụ về mặt học vấn của chương trình mầm non thường chỉ các kiến thức và kỹ năng mà phần lớn trẻ khó có thể học được một cách tự phát hoặc khám phá được, trừ trong những điều kiện môi trường đặc biệt, ví dụ bảng chữ cái, màu sắc, hình dạng. Trong khi đó, các mục tiêu về tâm trí lại nhấn mạnh đến các trạng thái hay thói quen của tâm trí bao gồm cả các xu hướng để diễn giải các kinh nghiệm (Katz, 1993). Một vài thói quen của tâm trí như sự đam mê,

hào hứng học tập và khám phá; trí tị mị; tính thực tế... có thể thấy được ở hầu hết tất cả các trẻ dù chúng đến từ các môi trường hoặc gia đình có hồn cảnh kinh tế khác nhau. [30]

Về mặt lí thuyết, hình thức DHTDA là một hình thức dạy học phù hợp bởi nó vừa đáp ứng cho việc đạt được các mục tiêu về các mặt giáo dục trong đó có cả các nhiệm vụ của học vấn và vừa giúp trẻ đạt được các mục tiêu về tâm trí. Tuy nhiên, trên thực tế, các mục tiêu về tâm trí có thể hồn tồn bị phá hủy ngay trong giai đoạn đầu đời nếu trẻ được rèn luyện các kỹ năng và kiến thức của học vấn một cách quá nhiều trong khi không được tạo cơ hội để phát triển các sự hứng thú, tích cực và chủ động nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)