Thang đánh giá Mức đánh giá
Hồn tồn khơng đồng ý 1
Không đồng ý 2
Không chắc chắn (phân vân) 3
Đồng ý 4
Hoàn toàn đồng ý 5
2.3.4. Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường
Phiếu khảo sát sau khi hoàn thành được tiến hành khảo sát thử nghiệm để đánh giá chất lượng thang đo và độ tin cậy của bảng hỏi, theo đó có thể căn cứ vào kết quả khảo sát thử nghiệm để thay đổi hoặc điều chỉnh bộ công cụ đo lường (nếu cần thiết).
54 phiếu khảo sát thử nghiệm được phát ra cho 3 GV của 3 lớp Prek 1A, Prek 2 C và Kindy A thuộc ba khối lớp được chọn ngẫu nhiên trong số 9 lớp mẫu giáo của trường mầm non VSK để đánh giá 54 trẻ của 3 lớp này. Số phiếu thu về là đủ 54 phiếu.
Phân tích số liệu khảo sát thử nghiệm:
Các phiếu khảo sát thu được sẽ sử dụng để đánh giá chất lượng của bộ công cụ đo lường. Việc đánh giá này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số phiếu sau khi xử lý đạt yêu cầu là 54 phiếu.
Bước 2: Mã hóa các thơng tin và nhập số liệu vào phần mềm SPSS;
Bước 3: Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi.
Kết quả phân tích thử nghiệm
Sử dụng hệ số Cronbach‟s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:
- Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach‟s Alpha đạt từ 0,6 trở lên (Nunnally 1978; Peterson 1994; Slater 1995).
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation), là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân
tố với các biến cịn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay khơng là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá (Nunnaly 1994).
- Các biến quan sát có hệ số Cronbach‟s Alpha nếu bỏ đi (Cronbach‟s Alpha if Item Deleted) có giá trị lớn hơn hệ số Cronbach‟s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2008).
Độ tin cậy thống kê của các biến là 30 câu hỏi trong bảng khảo sát có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,948. Hệ số Cronbach‟s Alpha này là rất tốt, chứng tỏ bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng, phân nhóm tốt, có mối tương quan tốt, đều đóng góp vào độ tin cậy của kết quả khảo sát.