Tên biến Mơ tả Mã hóa
Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
Khối lớp của trẻ
Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) 50 32,9% MGB
Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) 52 34,2% MGN
Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 50 32,9% MGL
Tổng 152 100% Trình độ giáo viên Đại học 5 56% ĐH Cao Đẳng 4 44% CĐ Tổng 9 100% Số năm kinh nghiệm của GV tại VSK < 3 năm 3 33% 0 >= 3-7 năm 6 67% 1 Tổng 9 100%
2.3.2. Đề xuất các tiêu chí đánh giá
Các dự án được đánh giá là có mức độ đạt được mục tiêu tốt khi chúng đạt được các mục tiêu về các mặt giáo dục và mục tiêu về mặt tâm trí cho trẻ theo mục tiêu chung của Chương trình giáo dục như đã đề cập ở mục 1.2.3.2. của chương I.
Chính vì vậy, người nghiên cứu đề xuất thang đo lường về mức độ đạt được mục tiêu giáo dục thông qua việc thực hiện hình thức DHTDA gồm có hai tiểu thang đo là thang đo về việc đạt được các mục tiêu về tâm trí cho trẻ và thang đo về việc đạt được các mục tiêu về các mặt giáo dục của chương trình. Thang đo mức độ đạt được mục tiêu giáo dục thông qua việc thực hiện hình thức DHTDA được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, kết quả quan sát một dự án triển khai của lớp mẫu giáo lớn Kindy B của trường và kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý. Thang đo được thiết kế như sau:
2.3.2.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá việc đạt được các mục tiêu về tâm trí cho trẻ cho trẻ
Theo Lilian Katz “Một DA là một nghiên cứu sâu vào một chủ đề đáng được quan tâm” [13]. Yêu cầu về đặc điểm chung của một DA là cần có ý trọng tâm hay câu hỏi định hướng, có nghĩa là mỗi DA được định hình bởi một vấn đề có ý nghĩa cần phải giải quyết hoặc một câu hỏi cần tìm câu trả lời. Dựa vào các tài liệu do nhà trường VSK cung cấp, trường mầm non VSK đã tiến hành 10 DA trong cả năm học với các nội dung khác nhau. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu đề xuất câu hỏi về việc trẻ có quan tâm, hứng thú đến các vấn đề tìm hiểu của các DA hay khơng.
Theo Jones, Rasmussen, & Moffitt, 1997; Thomas, Mergendoller, & Michaelson, 1999, “Các DA là những nhiệm vụ phức tạp, dựa trên những câu hỏi hoặc vấn đề mang tính thách thức địi hỏi học sinh cần phải tự thiết kế, tìm cách giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định hoặc các hoạt động để tìm hiểu.” [23]. Yêu cầu về đặc điểm chung của một DA cũng cần để trẻ được thực hiện theo hướng nghiên
cứu. Trẻ được tham gia vào các quá trình đặt câu hỏi, tìm các nguồn thơng tin, xây
dựng kiến thức và tìm ra giải pháp cũng như áp dụng các ý tưởng. Các hoạt động chủ đạo của DA cần thể hiện sự biến chuyển và thay đổi về nhận thức cũng như kỹ năng của học sinh. Theo phỏng vấn hiệu trưởng trường mầm non VSK, “Trẻ cũng
chủ động đưa ra nhiều câu hỏi mà trẻ quan tâm rồi tìm kiếm các câu trả lời qua sách báo, internet hoặc hỏi ý kiến các khách mời, chun gia”. Chính vì vậy, người
nghiên cứu đề xuất câu hỏi về việc trẻ có hăng hái tham gia vào các q trình đặt câu hỏi, tìm các nguồn thơng tin, xây dựng kiến thức và tìm ra giải pháp cũng như áp dụng các ý tưởng hay khơng.
Theo lí thuyết về DA, một DA cần có tính thực tiễn [29]. Các DA của hình
thức dạy học theo DA có đặc điểm nổi bật là cho người học cảm giác thực. Hiệu trưởng trường VSK cũng cho rằng: “trẻ được trải nghiệm và chủ động nhiều hơn,
các hoạt động phong phú và thiết thực hơn giúp trẻ hiểu sâu các vấn đề thực như cuộc sống vốn có”. Trên thực tế quan sát trẻ trong đề án “Nghề nghiệp”, người quan
sát cũng thấy được trẻ được trải nghiệm các công việc thực của các nghề của cha mẹ hoặc những người xung quanh trẻ và trong xã hội. Trên cơ sở này, người quan sát đề xuất câu hỏi về việc trẻ có hào hứng tham gia trải nghiệm thực tế khơng.
Theo đặc điểm của một DA thì trẻ được quyền đưa ra ý kiến và lựa chọn của
mình [15]. Trẻ được đưa ra các quyết định về việc thực hiện DA như chúng sẽ tiến
hành DA thế nào và sẽ tạo ra sản phẩm gì. Qua quan sát, người nghiên cứu cũng thấy được sự chủ động của trẻ trong việc tự quyết định, lên kế hoạch và lựa chọn thực hiện làm một công việc của một nghề nào đó để kiếm tiền. Chính vì vậy, người nghiên cứu đề xuất câu hỏi về việc trẻ có chủ động đưa ra ý kiến và quyết định của mình khơng.
Theo Jones, Rasmussen, & Moffitt, 1997; Thomas, Mergendoller, & Michaelson, 1999, kết quả của một DA là “tạo ra một sản phẩm thực hoặc một bài thuyết trình” [33]. Trong khái niệm của một DA thì DA cũng có đặc điểm là có sản
phẩm cuối cùng để trình bày hoặc chia sẻ. Sản phẩm của dự án là thể hiện kết quả
của q trình tìm hiểu của trẻ được hiện thực hóa bởi một mơ hình, một bức vẽ hoặc một vở kịch, hay bài thuyết trình và được chia sẻ với mọi người. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào về bản thân và các khả năng của mình. Từ đó, trẻ sẽ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng - đây là những nền tảng vững chắc cho việc học tập ở các cấp học sau và học tập suốt đời. Thực tế quan sát trẻ trong DA Nghề nghiệp, người nghiên cứu cũng đã thấy trẻ chủ động tạo ra các sản phẩm của các nghề hoặc tạo ra một dịch vụ để kiếm tiền và kết thúc DA, trẻ chia sẻ cho các nhóm khác về cách thức nhóm mình đã triển khai. Người nghiên cứu đề xuất câu hỏi về việc trẻ có tạo ra sản phẩm cuối cùng trong DA để trình bày và chia sẻ không.
2.3.2.2. Đề xuất tiêu chí đánh giá việc đạt được các mục tiêu giáo dục của chương trình. chương trình.
Tiếp cận với số liệu theo dõi và lưu trữ tại trường về số trẻ đã ra trường ở các năm học trước và giờ đang theo học tại các trường tiểu học trong cả nước, trong số 90 trẻ đã ra trường, hầu hết số trẻ đều có kết quả học tập tốt. Trẻ cựu học sinh của trường VSK thường đứng ở tốp đầu trong lớp. 30% số trẻ cựu học sinh của VSK đã đạt được các giải thưởng khác nhau các cấp trường, Quận, Thành phố, Quốc gia và Quốc tế. Có những trẻ đạt nhiều giải liền. Có ba trẻ đạt giải Quốc tế, trong đó có một giải nhất, một giải khuyến khích về Mỹ thuật và một giải nhì về một cuộc thi Tốn Quốc tế.
Theo phỏng vấn hiệu trưởng trường mầm non VSK về mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của trẻ thơng qua việc triển khai hình thức DHTDA thì “Trẻ được vận
dụng và thể hiện nhiều kỹ năng, kiến thức hơn khi học theo dự án ví dụ các con phải phỏng vấn, làm việc nhóm, trình bày, thuyết trình”.
“Trẻ 5 tuổi của VSK hầu như đều đạt tốt các chuẩn của trẻ 5 tuổi. Các con
được đánh giá là rất tự tin, mạnh dạn, dễ hịa nhập và nhanh nhẹn, thơng minh. Trẻ thể hiện nhiều năng lực tốt trong tất cả các lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất và cả tình cảm xã hội.
Theo phỏng vấn sâu đại diện 3 PH có con học ở ba khối lớp mẫu giáo bé, nhỡ, lớn của trường mầm non VSK, các PH cũng đồng ý rằng con của mình “nhanh
nhẹn, tự tin, chủ động và nhớ nhiều thứ lâu hơn”; “quan tâm, hứng thú đối với nhiều thứ trong cuộc sống” cũng như “ngôn ngữ linh hoạt, biết quan tâm, chú ý đến cảm xúc của mọi người”.
Dựa vào các mục tiêu của chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2009 và dựa vào những số liệu lưu trữ về số trẻ đã ra trường và đang theo học tại các trường tiểu học, cùng với dựa vào các thông tin phỏng vấn cán bộ quản lí, các phụ huynh trường mầm non VSK, người nghiên cứu đề xuất 25 câu hỏi về hiệu quả của việc thực hiện hình thức DHTDA đối với việc đạt được các mục tiêu giáo dục.
Nghiên cứu có ba biến tiềm ẩn là trình độ của GV, thâm niên cơng tác của GV và độ tuổi của khối lớp được đánh giá. Các biến quan sát là hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu về tâm trí của trẻ và hiệu quả của việc đạt được mục tiêu về học vấn của chương trình.
2.3.3. Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát có 30 câu hỏi bao gồm hai phần. Phần một gồm 5 câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 nhằm khảo sát các mục tiêu về mặt tâm trí của trẻ. Phần hai với 25 câu hỏi từ câu 6 đến câu 30 khảo sát mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình
thức DHTDA đối với việc đạt được các mục tiêu về các mặt giáo dục của chương
trình giáo dục.
Phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert năm mức độ (1-5). Thang đo Likert dùng để khảo sát mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA được quy ước như sau: