Trách nhiệm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 25 - 28)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

1.3. Vai trị, trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp đối với các hoạt động

1.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1.3.2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, “Trách nhiệm” là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho tổ chức, cá nhân. Như vậy, hiểu theo nghĩa đơn thuần thì trách nhiệm là những việc phải làm, nhưng hiểu theo nghĩa rộng hơn thì trách nhiệm phải gắn với tính nhà nước (tức là tính pháp luật).

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) mới chính thức xuất hiện vào năm 193 khi H.R.Bowen công bố cuốn sách với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi dưỡng những thiệt hại do các DN làm tổn hại cho xã hội.

Theo Ủy ban Thương mại Thế giới về phát triển bền vững thì TNXHDN là sự cam kết liên tục của DN thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, gia đình họ và cộng đồng.

Theo Ngân hàng thế giới (WB): TNXHDN là cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với NLĐ, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.

Như vậy, thuật ngữ TNXHDN đã được nhìn nhận rộng hơn ở những khía cạnh khác nhau của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, với những nội dung chính đó là hàm ý nâng hành vi của DN lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tại một thời điểm nhất định.

Có thể hiểu rằng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế -xã hội bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ, các thành viên trong gia đình của họ, cho cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” [32, tr.29].

1.3.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với đào tạo nghề

Nhìn nhận TNXHDN đối với phát triển ĐTN ở góc độ kinh tế học thì: DN (khách hàng) là chủ thể sử dụng nhân lực qua đào tạo của CSDN và họ chính là chủ thể cung cấp “sản phẩm” đảm bảo chất lượng của mình cho DN. Vì vậy, DN có quyền địi hỏi CSDN đáp ứng thỏa đáng, nếu như việc đó đồng thời cho phép CSDN giải được bài tốn lợi ích kinh tế. Từ lợi ích kinh tế đó địi hỏi DN xác định cách ứng xử thích hợp với các CSDN và đó chính là trách nhiệm phải nhận biết tường tận những yêu cầu của CSDN, đặc biệt là về những yêu cầu lợi ích và trách nhiệm lâu dài [32, tr.31].

Trong việc thực hiện trách nhiệm giữa các chủ thể, đôi khi các bên thường dựa vào sức mạnh để thương thảo, ắp đặt luật chơi. CSDN muốn DN đến với mình thì họ phải chứng tỏ mình là đối tác chất lượng, cho nên họ phải tạo lập được uy tín (thương hiệu) về chất lượng đào tạo với các đối trọng khác trước các DN. Các CSDN phải là một chủ thể giao tiếp có thể tạo ảnh hưởng đối với sự thành bại của DN trong việc thực hiện sứ mạng đã đề ra. Đó chính là điều kiện để khuyến cáo DN về TNXH của họ và là cơ sở chủ yếu để thiết lập sự liên kết có hiệu quả và bền vững [32, tr.30].

1.3.2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

DN thực hiện TNXH đối với phát triển KNN tức là đã thực hiện TNXH đối với phát triển ĐTN. Theo cơ chế hiện hành thì TNXHDN đối với phát triển KNN được xác định qua những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập KNN tại DN; tạo điều kiện cho NLĐ vừa làm, vừa học để nâng cao trình độ KNN.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao KNN cho NLĐ của DN để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh;

- Sắp xếp vị trí việc làm, trả tiền lương, tiền công xứng đáng với bậc trình độ KNN của NLĐ.

- Tham gia biên soạn, thẩm định TCKNN và đề thi ĐGKNN quốc gia; Ban giám khảo ĐGKNN quốc gia; giám sát ĐGKNN quốc gia.

- Tạo điều kiện cho đơn vị biên soạn TCKNN khảo sát về quy trình của sản xuất, kinh doanh tại DN.

Để khẳng định vai trị, vị trí quan trọng của DN đối với phát triển KNN ngoài những nhiệm vụ cụ thể như trên thì tác giả cho rằng các cơ quan thẩm quyền phải có những biện pháp quản lý để tăng cường sự tham gia của DN trong xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt công tác lập kế hoạch phát triển KNN từng năm, giai đoạn thì mới sát với nhu cầu DN và TTLĐ. Hơn nữa, Chính phủ nên để DN trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KNN của các ngành, nghề trong khối cơng nghiệp của họ. CP có chính sách hỗ trợ tài chính cho các DN để họ thực hiện các hoạt động đó, và DN là đồng sở hữu các công cụ ĐGKNN. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng vị trí, trách nhiệm của DN đã được khẳng định, họ thực hiện trách nhiệm xuất phát từ quyền lợi, nên được coi là giải pháp bền vững.

Với cơ chế hiện hành chỉ đảm bảo DN thực hiện “trách nhiệm tham gia” không phải thực hiện đúng nghĩa “trách nhiệm xã hội” hay nói cách khác DN đang thực hiện “trách nhiệm một nửa” đối với phát triển KNN.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng với đòi hỏi của thực tiễn như trên thì rất khó để Nhà nước đưa ra ý chí với DN thơng qua việc quy định một cách “cứng nhắc” về các TNXH khác buộc DN phải thực hiện, bởi DN đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc nộp thuế và khoản thu ngân sách từ thuế đã được bố trí cho các hoạt động xã hội khác mà Nhà nước phải thực hiện chứ không phải DN là chủ thể chính, duy nhất. Do vậy, đặt ra vấn đề cần

phải tăng cường trách nhiệm của DN vào các hoạt động phát triển KNN và đặt vị trí của DN là chủ thể chính trong các hoạt động này.

Tác giả cho rằng bằng biện pháp quản lý vĩ mơ, Nhà nước phải có những quy định cụ thể trách nhiệm của DN và có giải pháp tăng cường sự tham gia của DN vào lĩnh vực này.

Tóm lại “trách nhiệm” hay “sự tham gia của DN” đối với phát triển KNN suy cho cùng cũng là việc DN sẽ sát cánh cùng với Nhà nước, các CSDN, NLĐ và các chủ thể liên quan trong việc phát triển KNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)