Ưu thế và lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 28 - 29)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

1.3. Vai trị, trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp đối với các hoạt động

1.3.3. Ưu thế và lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm

phát triển kỹ năng nghề quốc gia

1.3.3.1. Ưu thế

Các DN có những ưu thế khi tham gia các hoạt động phát triển KNNQG, đó là [23, tr.28]:

- Đội ngũ chuyên gia của DN có chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp cao; cập nhật thường xuyên thông tin, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tích lũy được nhiều tình huống xử lý trong thực tế.

- Kỷ luật lao động, tác phong cơng nghiệp, văn hóa DN là mơi trường đào tạo đích thực để rèn luyện ý thức nghề nghiệp hiệu quả nhất.

- Sẵn sàng tuyển dụng, sắp xếp công việc và trả tiền công, tiền lương phù hợp cho NLĐ có chứng chỉ KNN đạt trình độ KNN nhất định;

- Hiểu rõ và nắm được trong tay đội ngũ chuyên gia, tay nghề trong nước và quốc tế đầu ngành giỏi.

- Tài liệu vận hành hoạt động và các tình huống thực tiễn của DN là học liệu quý báu đối với phát triển KNN.

1.3.3.2. Lợi ích

Các DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG sẽ đón nhận được những lợi ích sau [23, tr.32]:

- Doanh nghiệp có cơ hội thực hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; khẳng định được vị trí, vai trị trong việc định

hướng các chủ thể thực hiện phát triển KNN ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mình thơng qua việc tham gia các hoạt động phát triển KNN.

- Tuyển dụng lao động có trình độ KNN; phát hiện thiếu hụt kiến thức, kỹ năng NLĐ làm việc tại DN thông qua việc tham gia các hoạt động phát triển KNN, từ đó mà DN kịp thời có giải pháp để bù đắp cho NLĐ.

- Tham gia xây dựng TCKNN giúp cho chủ DN, chuyên gia của DN nhận biết: trình tự thực hiện các bước công việc; tiêu chuẩn thực hiện mà sản xuất hay hoạt động kinh doanh đòi hỏi; kỹ năng cần thiết và kiến thức có liên quan; các điều kiện về công cụ, máy, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và môi trường làm việc để thực hiện cơng việc có hiệu quả, mặt khác phát hiện những thiếu hụt trong khi tổ chức thực hiện các bước cơng việc của quy trình DN đang vận hành đã làm ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. - Doanh nghiệp giới thiệu được máy móc, cơng nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh và thông qua các hoạt động phát triển KNN, DN quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của đơn vị mình.

- Đội ngũ cán bộ, chuyên gia của DN có cơ hội nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức chun mơn và năng lực tổ chức thực hiện lao động.

- Được hưởng các chính sách khuyến khích tham gia các hoạt động phát triển KNN do Nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)