Định hướng tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 76 - 77)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

3.1. Định hướng

3.1.1. Định hướng tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát

triển dạy nghề

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 định hướng phát triển nhân lực trên cơ sở: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. [14, tr.9]

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đề ra nhiệm vu đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng nhân lực theo hướng : “Xây dựng những quy chế, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp …). Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực quốc gia”. [ 28, tr.5]

Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 khẳng định trách nhiệm cụ thể của DN như sau :

“- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ……đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề …).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực,

năng lực khác …) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi …) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xun có thơng tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

Luật dạy nghề tại các Điều 55, 56, 57 cũng đã quy định một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG.

Như vậy các văn bản pháp luật và quan điểm phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề đều khẳng định trách nhiệm tham gia của DN đến các hoạt động dạy nghề và phát triển kỹ năng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)