Quá trình hình thành và phát triển hệ thống dạy nghề, kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 43 - 44)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

2.2. Thực trạng quản lý phát triển kỹ năng nghề quốc gia

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống dạy nghề, kỹ năng nghề

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống dạy nghề, kỹ năng nghề quốc gia quốc gia

ĐTN ở Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và của các làng nghề truyền thống. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm sự nghiệp giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng. Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác dạy nghề và quản lý dạy nghề cũng đã từng bước phát triển. Có giai đoạn, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thành lập TCDN là cơ quan trực thuộc, cùng với những thay đổi về cơ cấu bộ máy, ngành dạy nghề được nhập vào Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp, rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Tổng cục rút gọn thành Vụ. Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 26/3/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐTN từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ LĐTBXH [30], sau đó Chính phủ ban hành văn bản tái thành lập TCDN thuộc Bộ LĐTBXH [12], đây là quyết định quan trọng tạo ra bước phát triển mới của ĐTN trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI.

Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Dạy nghề, đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn nâng cao vị thế, vai trò của lĩnh vực dạy nghề, trong đó quy định mục tiêu dạy nghề là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong

cơng nghiệp, có sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Khi nghiên cứu về hệ thống dạy nghề Việt Nam, các chuyên gia tư vấn quốc tế đã phát hiện điểm yếu là việc chưa có hệ thống văn bản xây dựng quy trình, tiêu chuẩn, hệ thống văn bằng chứng chỉ và triển khai đánh giá kỹ năng nghề cho NLĐ. Các DN Việt Nam cịn đứng bên ngồi hoạt động phát triển KNN. Từ đó khuyến nghị hình thành tổ chức quản lý lĩnh vực phát triển KNN, trước hết đặt tổ chức này trong cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Đó là cơ sở để BLĐTBXH quyết định thành lập Phòng quản lý KNN.

Trước yêu cầu phát triển mới ngày 03 tháng 7 năm 2008, TTgCP ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ TCDN là cơ quan thuộc BLĐTBXH thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quản lý nhà nước về dạy nghề trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KNN, thành lập Vụ Kỹ năng nghề [31]. Vụ Kỹ năng nghề thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, ban hành TCKNN quốc gia và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNN cho NLĐ trên phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)