Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong phát triển kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 81 - 84)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

3.3.1. Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong phát triển kỹ năng nghề

nghề quốc gia

3.3.1.1. Mục tiêu

Để xác lập, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các chủ thể, yêu cầu phải xác định địa vị pháp lý của các chủ thể. Do vậy, ghi nhận vị trí, trách nhiệm của DN trong lĩnh vực kỹ năng nghề là cơ sở pháp lý nhằm khẳng định địa vị pháp lý của DN trong các hoạt động phát triển KNN một cách chính thống, từ đó thu hút sự tham gia của đơng đảo cộng đồng DN.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thiết lập cơ chế phối hợp thì Nhà nước cần thiết ban hành văn bản quy định các nội dung pháp lý về quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia, trong đó:

a) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

- Quốc hội sửa đổi, bổ sung chương Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia lĩnh vực KNN.

- Chính phủ: ban hành các văn bản hướng dẫn luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, cụ thể:

+ Chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển KNNQG, đặc biệt thực hiện phát triển KNN của những ngành, nghề đặc thù (có tính bí mật quốc gia, địi hỏi cơng nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn…): trong nội dung này cơng tác lập kế hoạch giữ vai trị quyết định hiệu quả các hoạt động KNNQG. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển KNN cần tập trung các hoạt động sau:

+ Hàng năm giao Bộ LĐTBXH tổ chức khảo sát nhu cầu KNN tại DN để xác định các ngành, nghề tập trung xây dựng TCKNN quốc gia; xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia; Bộ LĐTBXH xây dựng kế hoạch phát triển KNN hàng năm và cả giai đoạn trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu KNN của DN và nhu cầu nguồn nhân lực quốc gia;

+ Chỉ đạo các Bộ chủ quản mạnh dạn lựa chọn và giao các DN có đủ năng lực thực hiện chủ trì xây dựng các bộ TCKNN quốc gia của các nghề là thế mạnh trong sản xuất, kinh doanh của họ;

+ Chỉ đạo Bộ LĐTBXH lựa chọn và giao các DN có đủ khả năng thực hiện chủ trì xây dựng CHTN&ĐTTH;

+ Bộ LĐTBXH, các bộ, ngành trong phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát q trình thực hiện;

+ Chính phủ bố trí ngân sách để các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý nhà nước về phát triển KNN.

b) NLĐ (trung tâm): các hoạt động phát triển KNNQG đều hướng tới mục đích có, đạt, nâng cao và hoàn thiện tay nghề cho NLĐ ở các cấp trình độ KNN khác nhau. Do đó, nhà nước ban hành văn bản luật nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực KNN, từ đó thực hiện trách nhiệm trong thực tế thông qua việc tham gia các hoạt động phát triển KNN để đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao tay nghề cho NLĐ, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

c) Doanh nghiệp: bổ sung điều luật nằm trong chương Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, quy định quyền và nghĩa vụ của DN đối với phát triển triển KNNQG, như sau:

“Điều A. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia:

1. Doanh nghiệp có quyền tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia, bao gồm:

a) Chủ trì xây dựng, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi thực hành của các nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị;

b) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động đánh giá, cáp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Doanh nghiệp được đăng ký thành lập các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và tổ chức thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động.

c) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tham gia các hoạt động liên quan khác thuộc lĩnh vực kỹ năng nghề quốc gia.

1. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trong lĩnh vực kỹ năng nghề quốc gia như sau:

a) Phối hợp, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và các nhân thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng nghề cho người lao động;

b) Ưu tiên trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động đạt chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

2. Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; ban hành các chính sách liên quan nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với lĩnh vực kỹ năng nghề quốc gia”.

Sau khi dự thảo các nội dung sửa đổi, bổ sung, Bộ LĐTBXH tiến hành xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia trong nước và quốc tế, cộng đồng DN trong phạm vi toàn quốc; tổng hợp, hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ trình Quốc hội thơng qua dự thảo Luật.

Dự thảo Luật được thông qua, Bộ LĐTBXH trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn luật một số quy định cụ thể về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết một số quy định.

Bộ LĐTBXH phối hợp với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển KNN cho cộng đồng DN, thông qua các HHDN vừa và nhỏ ở các địa phương trong cả nước và tập huấn, phổ biến chính sách về phát triển KNN cho ngành LĐTBXH ở địa phương.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Bố trí ngân sách hàng năm về xây dựng luật, văn bản hướng dẫn luật cho Bộ LĐTBXH;

- Phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kỹ năng nghề cho doanh nghiệp” do Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)