Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 100)

Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, tìm hiểu và phân tích thực trạng sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNNQG tại Vinacomin, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cường sự tham gia của DN vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm tra tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Do vậy, mục đích của các khảo nghiệm là để bổ sung, điều chỉnh, hồn chỉnh các biện pháp, có cơ sở về thực tiễn quản lý về ĐGKNN và thực tiễn tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KNNQG.

3.5.1. Cách thức khảo nghiệm

3.5.1.1. Đối tượng khảo nghiệm

- Cán bộ quản lý Vụ Kỹ năng nghề, TCDN; cán bộ quản lý Bộ chủ trì xây dựng TCKNN;

- Đại diện DN thuộc Vinacomin (gồm chủ DN, cán bộ kỹ thuật phân xưởng, chuyên gia của DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG);

- Chuyên gia biên soạn, thẩm định công cụ ĐGKNN và chuyên gia tham gia tổ chức đánh giá tại các CSDN.

3.5.1.2. Thiết kế mẫu phiếu và tiến hành khảo nghiệm

- Bước 1: Lập đề cương trưng cầu ý kiến; - Bước 2: Thiết kế phiếu;

+ Mẫu phiếu 1: Trưng cầu ý kiến của đại diện DN (50 phiếu).

+ Mẫu phiếu 2: Chuyên gia của DN và CSDN tham gia biên soạn, thẩm định công cụ ĐGKNN quốc gia và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG. (50 phiếu)

+ Mẫu phiếu 3: Cán bộ quản lý Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề; cán bộ quản lý Bộ chủ trì xây dựng TCKNN. (30 phiếu)

- Bước 3: Chọn đối tượng trưng cầu ý kiến; - Bước 4: Phát phiếu trưng cầu ý kiến;

- Bước 5: Thu thập phiếu, tổng hợp, phân tích phiếu.

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm (Xem Bảng 3.1,3.2 và 3.3.)

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG

(Đối tượng cán bộ quản lý)

S T T

Nội dung biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Khôn g cần Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1

Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong mối quan hệ phát triển kỹ năng nghề quốc gia

73 20 7 25 70 5

2 Nâng cao nhận thức về trách nhiệm doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

78 21 1 86 12 2

3 Thí điểm mơ hình Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia

86 14 0 70 20 10

4 Ban hành danh mục nghề bắt buộc sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

61 30 9 86 12 2

5 Xây dựng chính sách đối với chuyên gia, đánh giá viên tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

89 11 0 67 23 0

6

Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

62 38 0 90 10 0

7

Tăng cường kiểm tra, thanh tra của các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Nhìn vào bảng 3.1 thấy rằng các cán bộ quản lý của các cơ quan có thẩm quyền có sự đồng thuận rất cao về thang điểm mức độ cần thiết và tiêu chí đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG

(Đối tượng đại diện doanh nghiệp)

S T T

Nội dung biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Không cần Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1

Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

67 15 08 10 70 20

2 Nâng cao nhận thức về trách nhiệm doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

55 9 36 12 80 08

3 Thí điểm mơ hình Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia

52 47 01 10 47 43

4 Ban hành danh mục nghề bắt buộc sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

21 33 46 20 48 32

5 Xây dựng chính sách đối với chuyên gia, đánh giá viên tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

57 43 00 80 20 00

6 Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

62 38 0 90 10 0

7 Tăng cường kiểm tra, thanh tra

của các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia của

Bảng 3.2 phản ánh ý chí của đại diện các DN, phần lớn họ quan tâm đến giải pháp về xây dựng chính sách khuyến khích và chính sách cho đội ngũ chuyên gia, tỉ lệ phiếu nhận định mức độ rất cần: 62/100% và cần: 38/100% và và họ cho rằng 02 biện pháp đề xuất trên tính khả thi cao.

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển KNNQG

(Đối tượng chuyên gia tham gia xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia)

S T T

Nội dung biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Không cần Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1

Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong mối quan hệ phát triển kỹ năng nghề quốc gia

83 17 00 25 70 05

2 Nâng cao nhận thức về trách nhiệm doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

78 22 00 86 12 02

3 Thí điểm mơ hình Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia

85 15 00 70 20 10

4 Ban hành danh mục nghề bắt buộc sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

61 30 09 86 12 02

5 Xây dựng chính sách đối với chuyên gia, đánh giá viên tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

10 90 00 67 23 00

6 Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

62 38 00 90 10 00

7 Tăng cường kiểm tra, thanh tra của các cơ quan, đơn vị, cá nhân

tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia của

Bảng 3.3 dưới đây cho thấy rằng quan điểm của các chuyên gia và cán bộ quản lý có sự đồng thuận rất cao, tỉ lệ các thang điểm của đối tượng này tương đương với tỉ lệ thang điểm của Bảng 3.1.

Tóm lại kết quả khảo nghiệm của 02 bảng như trên phần nào cho thấy sự đồng thuận của cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia đối với 07 biện pháp đề xuất. Đại diện các DN họ đặc biệt quan tâm đến biện pháp 5,6, đây là biện pháp họ được thụ hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, căn cứ tỉ lệ các thang điểm của các bảng đã cho chúng ta cơ bản khẳng định được ý nghĩa, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển dạy nghề, phát triển KNNQG và các nguyên tắc thực hiện biện pháp, tác giả đã đề xuất 07 biện pháp nhằm quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG, bao gồm:

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Nâng cao nhận thức về phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Thí điểm mơ hình Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia thực hiện hoạt động xây dựng công cụ đánh giá kỹ năng nghề và tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động;

- Ban hành danh mục các ngành nghề bắt buộc doanh nghiệp sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Chính sách đối với chuyên gia, đánh giá viên tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

Tác giả đã khảo nghiệm các biện pháp đối với các đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên gia của DN thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, các chuyên gia độc lập, cán bộ quản lý nhà nước. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất nhận được sự đồng thuận về tính cần thiết và khả thi cao.

Tác giả đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm tăng cường trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng trong mối quan hệ với các chủ thể khác hoạt động trong lĩnh vực DN, KNN. Các DN có vai trị, vị trí đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đối với phát triển hệ thống KNNQG, tuy nhiên, thực tế hiện nay, các DN chưa nhận thức rõ ràng về trách nhiện của mình đối với xã hội, cộng đồng. Mặt khác hiện nay chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của DN đối với phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển dạy nghề nói riêng, trong đó có hoạt động phát triền KNNQG.

Sau khi nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia”, tác giả xin đưa ra một số kết luận sau đây:

1. Về lý luận: Luận văn đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG và khẳng định rằng:

- Phát triển KNNQG giữ vị trí, vai trị quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực, do đó địi hỏi các chủ thể tham gia phải thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, nhất là đối với các DN.

- Doanh nghiệp là chủ thể, có ưu thế và lợi ích trong việc phát triển KNNQG cho NLĐ.

- Quản lý trách nhiệm của DN là chức năng của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền liên quan thông qua hệ thống cơ chế, pháp luật đồng bộ để DN tự giác thực hiện trách nhiệm phát triển KNNQG.

2. Từ phân tích thực trạng trách nhiệm của DN trong việc phát triển KNNQG, nhất là trách nhiệm đối với các hoạt động tham gia góp ý chính sách, pháp luật về KNN, tham gia xây dựng các công cụ ĐGKNN quốc gia và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho thấy những hạn chế trong cơ chế, pháp luật hiện hành đối với quản lý trách nhiệm DN khi tham gia hoạt động phát triển KNNQG.

3. Đề xuất các biện pháp : Luận văn đã đề xuất 07 biện pháp nhằm quản lý trách nhiệm DN trong việc tham gia các hoạt động phát triển KNNQG, bao gồm:

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong mối quan hệ kỹ năng nghề;

- Nâng cao nhận thức đối với cán bộ cơ quan quản lý về kỹ năng nghề các cấp; đội ngũ lãnh đạo các tập đồn, tổng cơng ty, DN tư nhân đối với cơng tác phát triển kỹ năng nghề;

- Thí điểm mơ hình HĐKNNgQG thực hiện hoạt động xây dựng công cụ đánh giá kỹ năng nghề và tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động;

- Ban hành danh mục các ngành nghề bắt buộc DN sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Ban hành chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Chính sách đối với đội ngũ chuyên gia, đội ngũ đánh giá viên tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Các cơ quan quản lý có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm và nhận được sự đồng thuận của các đối tượng tham gia khảo sát.

2. Khuyến nghị

2.1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

- Chỉ đạo Bộ LĐTBXH và các cơ quan chức năng có liên quan trình các văn bản thực hiện quy định của pháp luật về phát triển KNNQG.

- Ban hành Chỉ thị về tăng cường vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia;

- Phê duyệt, ban hành Đề án thí điểm thành lập và tổ chức hoạt động mơ hình HĐKNNgQG giai đoạn 2015-2020;

- Ban hành Nghị định bổ sung hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KNNQG (ngành nghề sử dụng người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia);

- Ban hành chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG;

- Phê duyệt, ban hành Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển KNNQG cho NLĐ và chủ sử dụng lao động.

2.2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề)

- Xây dựng, trình TTgCP ban hành Chỉ thị về tăng cường vai trò, trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG;

- Xây dựng, trình TTgCP ban hành Đề án thí điểm thành lập và tổ chức hoạt động mơ hình HĐKNNgQG giai đoạn 2015-2020;

- Xây dựng, trình TTgCP ban hành Nghị định bổ sung hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kỹ năng nghề quốc gia (ngành nghề sử dụng người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia);

- Phối hợp với các bộ liên quan xây dựng trình TTgCP ban hành chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG;

- Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, trình TTgCP ban hành Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển KNN cho chủ sử dụng lao động, người lao động;

- Ban hành danh mục nghề bắt buộc sử dụng lao động đạt chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2.3. Các Bộ, ngành liên quan

Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thuộc lĩnh vực được Chính phủ giao có trách nhiệm:

- Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất cho các DN được cấp phép xây dựng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng chính sách về vay vốn ưu đãi;

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách về miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…phục vụ cơng tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Các bộ tham mưu Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi các luật chuyên ngành liên quan lĩnh vực bộ, ngành quản lý, trong đó lồng ghép các quy định về ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động đạt chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Các bộ chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch phát triển KNNQG thuộc lĩnh vực quản lý;

- Các bộ, ngành tăng cường giao các tập đồn, tổng cơng ty, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành chủ trì xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

- Các bộ, ngành ban hành chính sách khuyến khích các DN thuộc, trực thuộc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trong khối ngành quản lý.

2.4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách của Chính phủ, TTgCP về thực hiện trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG;

- Thực hiện chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG (đất đai, vay vốn ưu đãi, thuế…);

- Bố trí biên chế cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phát triển KNN;

- Bố trí ngân sách cho cơng tác phát triển KNN.

2.5. Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tham mưu ủy ban nhân dân xây dựng các chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNN cho NLĐ tại địa phương dựa trên kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển KNNQG;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)