CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học
1.2.2. Các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học
“Các tác phẩm văn học, về nguyên tắc là sự phản ánh đời sống của con người,
cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, cho nên tác phẩm văn học nói riêng, văn học nói chung là kết tinh cao nhất của một nền văn hóa, của một dân tộc, của một cộng đồng, mang trong nó tiếng nói, hơi thở, sức sống của dân tộc hay cộng đồng ấy”.[6, tr 90]. Trong tác phẩm văn học, biểu hiện văn hóa nói chung từ các lĩnh vực khác nhau, thể hiện như sau:
1.2.2.1. Huyền thoại
Huyền thoại là hình thức triết lý khái quát đầu tiên của con người, đồng thời cũng là hình thức khái quát văn hóa đầu tiên trong tiến trình lịch sử nhân loại. Huyền thoại có thể được coi là thước đo đời sống tinh thần của con người trong buổi bình minh của nó. Mỗi dân tộc hay cộng đồng xã hội đều có huyền thoại của nó, huyền thoại đó mang theo nó bản sắc riêng của các dân tộc, các cộng đồng. “Khi huyền thoại mất đi vai trò thống trị của mình, nghĩa là khi trình độ phát triển của nhân loại chuyển qua một giai đoạn mới thì huyền thoại vẫn là một yếu tố được bảo toàn
chắc chắn trong tâm thức cộng đồng mà các biểu hiện của sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ Thành hồng...là những ví dụ” [ 6, tr 90]. Huyền thoại là thời kỳ biết của con người đối với thế giới tự nhiên. Vì đang dừng ở cấp độ biết nên tự nhiên trở thành tự nhiên của sức mạnh hay của thế lực siêu nhiên huyền bí.
1.2.2.2. Tơn giáo
Tơn giáo đi vào văn chương, hiện hình dưới mn ngàn sắc vẻ. Tơn giáo xuất hiện như một nhu cầu giải thích sự tồn tại của thế giới ngồi con người để qua đó giải thích sự tồn tại của chính con người.
1.2.2.3. Đạo đức
Đạo đức là một phạm trù văn hóa xuất hiện khi con người nhận ra việc cần thiết phải tự kiểm sốt mình trong điều kiện độc lập tương đối về nội tâm với tập thể. Các quy tắc đạo đức đầu tiên như nghĩa vụ, danh dự, xấu hổ… Sự tự xấu hổ đánh dấu sự trưởng thành của nhân cách cá nhân, là sự tự ý thức về bản ngã trước cộng đồng và trước chính bản ngã ấy.
1.2.2.4. Nghệ thuật
Nghệ thuật xuất hiện như là nhu cầu của con người muốn thơng qua hình tượng và biểu tượng để thể hiện và cảm nhận những thời điểm có ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Nghệ thuật tạo cho con người hiện thực thứ hai, tức là thế giới của cảm xúc được trải nghiệm của bản thân cuộc đời và được thể hiện bằng những hình tượng – biểu tượng đặc biệt. Bởi vì xét về mặt nguyên tắc, việc tự thể hiện và tự nhận thức trong thế giới này là một nhu cầu quan trọng nhất của tâm hồn con người.
1.2.2.5. Khoa học
Khoa học thực hiện mục đích là cấu trúc lại thế giới cho hợp lý trên cơ sở những hiểu biết về những quy luật cơ bản của thế giới mà con người lĩnh hội được trong suốt trường kì lịch sử. Tính khoa học trong văn học liên quan đến những khái niệm chi phối nghệ thuật xây dựng tác phẩm thể hiện trước tiên từ quan niệm về khơng gian và thời gian. Tiếp đó tính khoa học thể hiện ở nhận thức khoa học trở thành một mã văn chương mà ta có thể thấy trong thi pháp của các tác phẩm. Tính khoa học của văn học có thể bộc lộ nhiều trong loại tiểu thuyết luận đề là loại hình tiểu thuyết có đề tài là một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Một hình thức mang
tính khoa học nữa của văn chương đó là tính chất đối xứng mà thực tiễn văn học cho thấy những tác phẩm thành cơng nhất là tác phẩm chứa trong nó một đối xứng nào đó. Ví dụ đối xứng đầu – cuối tương ứng trong truyện Kiều.
1.2.2.6. Triết học
Triết học là cách thức thể hiện sự thơng thái dưới các hình thức của tư duy.