CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Khái quát về nhà văn Nam Cao và những biểu hiện văn hóa dân tộc
1.3.1. Khái quát về nhà văn Nam Cao
1.3.1.1. Nam Cao sống và viết trong thời đại đặc biệt
Vào những năm 40 của thế kỉ XX, Cái lò gạch cũ của Nam Cao xuất hiện như một hiện tượng đột xuất làm dư luận xôn xao. Tên tuổi Nam Cao cũng nổi lên từ đấy. Nam Cao (1915 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, xuất thân từ một miền quê vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ, tổng Cao Đà, trấn Nam Sang, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, bút danh Nam Cao là tên ghép của những địa danh quê hương. Ông ra đi khi mới 36 tuổi đời nhưng nếu tuổi thọ của một người khơng tính bằng những năm người đó đã sống mà tính bằng những gì người đó để lại cho đời thì Nam Cao là người rất thọ. Với ngòi bút Nam Cao, truyện ngắn đạt đến độ hồn thiện. Ơng chọn lối đi là văn học phản ánh hiện thực, dòng văn học HTPP lúc
bấy giờ đã có các nhà văn đàn anh đứng sừng sững trên văn đàn. Nhưng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao thì người ta thấy cái tiền đồ đen tối của chị Dậu, anh Pha đâu phải đã là bước đường cùng. Ông đã từng được đánh giá có nhiều sáng tác đạt tới mức cổ điển của văn học Việt Nam mà càng đi sâu vào tìm hiểu, ta lại càng thấy nhiều ý nghĩa sâu sắc hàm chứa trong đó. Ngịi bút nhà văn len lỏi vào trong từng ngõ ngách của tâm hồn con người, mổ xẻ nó, để lộ ra những rung cảm sâu kín nhất, những nỗi đau thầm lặng của số phận con người.
1.3.1.2. Nam Cao trước cách mạng
Trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao tập trung vào hai mảng đề tài chính là người trí thức và người nơng dân. Tiểu thuyết thứ bảy, báo Ích Hữu, Hà nội báo là những cơ quan ngôn luận chọn đăng những sáng tác đầu tay của Nam Cao với nhiều bút danh khác nhau. Năm 1941, khi cuốn sách đầu tay của Nam Cao ra mắt bạn đọc với cái tên “Đôi lứa xứng đôi”, các nhà văn lớp tuổi đàn anh như Vũ Bằng, Lê Văn Trương đã nhìn thấy ở cây bút mới này một tài năng thật sự. Nhưng dư luận văn học lúc ấy dường như chưa chú ý đến sáng tác đó bởi những thơng tin chấn động của cuộc thế chiến thứ hai diễn ra tàn khốc bên châu Âu và đang lan rộng ra Viễn Đơng. Dẫu ít được dư luận cổ vũ, sau tập sách mỏng đầu tay, trong đó có truyện ngắn Chí
Phèo bất hủ, ngịi bút Nam Cao tự tin, linh hoạt hẳn lên. Có thể nói sức viết dồi dào
của tác giả này diễn ra từ năm 1941 đến 1944, chỉ tính riêng hai năm 1942-1943 tác phẩm được chọn đăng lên tới 34 truyện, phần lớn là những truyện ngắn mà khi đọc rồi người ta rất muốn đọc lại bởi sự ám ảnh của nó như: Nghèo, Một bữa no, Một đám
cưới, Dì Hảo, Lão Hạc, Cái mặt khơng chơi được… Tiểu thuyết Sống mịn đánh dấu
chặng đời ý nghĩa trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao. Không lập kỷ lục về số lượng tác phẩm, độ dài, độ dày, điểm nhấn để ghi nhận Nam Cao trước cách mạng chính là đỉnh cao chất lượng về ngơn ngữ nghệ thuật, tư duy xã hội và tư duy văn học.
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của
Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện đã thể hiện một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Số phận người nông dân trong những sáng tác của Nam Cao nói chung và Lão Hạc nói riêng được đặt ở những thử thách khốc liệt của cảnh nghèo. Trong những trang viết của Nam Cao, khơng ít nhân vật bị đẩy đến cái chết đau đớn xót xa, Lão Hạc là một
trong số ấy. Cuộc đời của lão bần nơng ấy, lấy khơng ít nước mắt của người đọc. Điều đáng nói ở truyện ngắn Lão Hạc nói riêng và các sáng tác của Nam Cao về người nơng dân nói chung là dù họ ở cảnh ngộ nào, Nam Cao vẫn nhìn thấy ở họ một điểm sáng. Ơng đã nhìn thấy ở người nơng dân cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Đó là niềm tin vào phẩm giá những cuộc đời bình thường, những nhân vật bé nhỏ, những kiếp sống lầm than, những tâm hồn vượt lên cách sống bản năng, ý thức được mình “chết trong cịn hơn sống đục”. Và có lẽ việc hiểu và tin vào người nơng dân đã giúp Nam Cao có sự chuyển biến rất nhanh để thích ứng với văn học Cách mạng.
1.3.1.3. Nam Cao sau Cách mạng
Phần sáng tác văn học của Nam Cao sau Cách mạng tuy ít ỏi, nhưng cũng có tác phẩm đạt độ chín về nghệ thuật. Có thể kể đến: Mị sâm banh, Cách mạng, Đơi
mắt và một loạt bút ký, ghi chép, nhật ký như: Đường vô Nam, Chuyện biên giới, Ở rừng. Qua những tác phẩm này, nhất là qua truyện ngắn Đôi mắt, người ta nhận ra
trong thế giới tinh thần của nhà văn đang diễn ra một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để vượt qua cái mà Nam Cao gọi là “thằng nghệ sĩ cũ trong người tơi”. Ơng cảm thấy có tội vì đã vướng vào duyên nợ với kiểu nghệ sĩ tiểu tư sản trước kia. Ơng muốn có đơi mắt mới để nhìn đời, nhìn người. Khơng bằng lịng với những trang viết cũ – mà ơng cảm thấy nó nhợt nhạt so với thực tế sống và chiến đấu của công nông, ông chủ trương “sống đã rồi hãy viết”. Chuyến đi cuối cùng ông tham dự và hy sinh trên đường đi công tác, nằm trong chủ định đi lấy tài liệu cho sáng tác. Ông muốn chất sống thực sự được bộc lộ mạnh mẽ hơn nữa trên trang viết. Sự hy sinh của ông không chỉ là sự hy sinh của một cán bộ kháng chiến mà còn là sự tử nghiệp của một người cầm bút.
Nam Cao là người đã kết thúc một cách xứng đáng dòng văn học hiện thực phê phán. Càng ngày người ta càng thấy rõ một phần đáng kể trong di sản sáng tác của Nam Cao có khả năng trường tồn, nhập vào nguồn vốn cổ điển của văn học Việt Nam, có khả năng tươi lại, mới lại trong sự cảm thụ của các thế hệ độc giả ngày mai.
1.3.2. Những biểu hiện văn hóa trong tác phẩm Nam Cao
1.3.2.1. Văn hóa làng xã
Trong tâm thức của người Việt Nam bao đời nay, làng xã luôn là nơi thiêng liêng, là “một phần hồn” của mỗi người mà cho dù đi đâu, họ vẫn hướng về đó với
một niềm thành kính sâu nặng. Làng xã là một phần bản sắc của dân tộc. Ta thấy ở đó dấu ấn sâu đậm của con người Việt Nam, của văn hóa Việt Nam.
Nhà văn Nam Cao sinh ra và lớn lên ở làng q Bắc Bộ. Ơng gắn bó máu thịt với bờ tre, mái rạ, giếng nước, sân đình… để rồi sự am hiểu sâu sắc văn hóa làng xã cùng với nhãn quan của một nhà văn hiện thực đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc. “Trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của anh luôn luôn hiện lên cái làng lam lũ ở ven sơng, quanh năm gần như khơng có tiếng hát, nhà nọ cách nhà kia, rải rác trong những khu vườn hẻo lánh như bãi tha ma” [25, tr 7]. Đó chính là Làng Vũ Đại ngày ấy được Nam Cao “bịa” ra trong những tác phẩm của mình, với những phong tục cổ hủ lạc hậu lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng thân thiết của nhà văn cũng như các miền quê Bắc Bộ. Hình ảnh làng quê và bà con nông dân nghèo khổ ở quê hương thường trực sống trong lòng Nam Cao, đã nâng đỡ, an ủi nhà văn khi bi quan bế tắc, đã giữ nhà văn đứng vững trước vực thẳm sa ngã, tuyệt vọng.
Nam Cao là người trực tiếp trải nghiệm, hiểu được nỗi thống khổ của người nông dân, cùng tài năng nghệ thuật của mình nhà văn đã cho ra đời một làng Vũ Đại có một khơng hai trong lịch sử. Mọi yếu tố cơ bản của văn hóa làng xã như: khơng gian làng xã, con người làng xã, quan hệ làng xã, sự biến động sau lũy tre làng… hầu hết có mặt đầy đủ trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng.
Không gian làng xã Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao nói chung khơng được miêu tả thật chi tiết nhưng qua nét phác họa với những chi tiết có tính điển hình, cái thần của bức tranh làng xã Việt Nam đã hiện ra: khép kín, tù đọng, lạc hậu, đói nghèo. Khơng gian đó thể hiện qua hình ảnh con đường xương cá với nhiều đường ngang ngõ tắt mà xương sống là đường làng, những căn nhà chật chội, tối tăm, nhếch nhác, bẩn thỉu…Con người tất yếu trở nên bé nhỏ, tủn mủn, hèn yếu đi khi sống trong không gian như thế. Không gian làng xã dường như quy định tính cách con người.
Con người làng xã trong văn Nam Cao đủ cả, từ mẫu người làng xã truyền thống đến mẫu người làng xã “mới”.
Mẫu người làng xã truyền thống đó chính là những con người tình cảm, thấu
hiểu hồn cảnh của nhau, đơi khi có cả những kẻ gàn dở như Chí Phèo – Tự Lãng cũng là biểu hiện của cặp đơi tình cảm, chúng dường như cảm thông cho cảnh ngộ của nhau để cùng mượn men rượu giải sầu, Chí Phèo – Thị Nở, kẻ đánh thức bản
chất lương thiện bị ngủ quên nơi con ác quỷ, Thai trong Làm tổ xúc động trước một cơn gió, một chiếc lá rơi trong lịng trỗi dậy những tình cảm thầm kín, nghĩ đến vợ, đến con; Hắn trong Hai người ăn tết lạ bộc lộ rõ là con người duy tình khi nhận rõ bi kịch của đời mình; Tơi trong Mua nhà cũng thuộc kiểu người tình cảm này, anh dằn vặt đau khổ khi mua nhà một người đánh bạc mặc dù trong chuyện này anh là người có lợi; anh đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo treo cổ tự tử vì khơng muốn vợ con thêm khổ; lão Hạc ăn bả chó tự tử vì tương lai của con, sống vì con, chết cũng vì con. Hộ trong Đời thừa, Điền trong Giăng sáng, Điền trong Nước mắt, Thứ trong
Sống mòn… vật vã với tấn bi kịch tinh thần một bên là giấc mộng văn chương, một
bên là nỗi lo cơm áo cho vợ con. Con người duy tình là mẫu người tiêu biểu của mẫu người làng xã Việt Nam.
Bên cạnh con người tình cảm, con người thiếu cá tính cũng là mẫu người làng xã truyền thống trong văn Nam Cao. Những Chí Phèo, Binh Chức (Chí Phèo), Đức
(Nửa đêm), Nhu (Ở hiền), Dì Hảo trong truyện cùng tên, Dần (Một đám cưới)… đều
là những con người mờ nhạt, thiếu chính kiến.
Mẫu người làng xã “mới” có mặt trong văn Nam Cao hầu hết là những người
có thời gian “bỏ làng” ra đi và có dịp trở về. Mẫu người này cũng có thể phân thành hai loại: những người nơng dân bị bần cùng hóa khi ra đi và bị tha hóa khi trở về như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ, Đức, Trạch Văn Đồnh… Kiểu người làng xã mới thứ hai là những người trí thức có xuất thân thơn q. Họ có điều kiện học hành và ra thành phố, họ có điều kiện tiếp xúc với văn minh đích thực, nhưng với căn tính nơng dân sâu đậm họ khó có thể thích nghi với đời sống văn minh đơ thị. Nhưng khi những người đó trở lại quê, chính họ lại cảm thấy khơng sống được. Đó là những Điền
(Giăng sáng); Tơi (Mua nhà); Ơng giáo (Lão Hạc); Thứ (Sống mòn)…
Dấu ấn quan hệ làng xã, bên cạnh quan hệ giai cấp điển hình Bá Kiến – Chí Phèo, cịn có quan hệ họ hàng, làng xóm “tương thân tương ái” vốn là truyền thống của dân tộc ta cũng có mặt trong văn Nam Cao. Truyền thống ấy sâu xa có nguồn gốc từ cộng đồng làng xã Việt Nam. Nhà văn Nam Cao với sự am hiểu về nơng thơn Việt Nam đã nhìn ra mối quan hệ tốt đẹp này của con người làng xã. Tình người cao đẹp vẫn ánh ngời bên cạnh những mảng hiện thực tăm tối. Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật ơng giáo tuy là người có tri thức nhưng cũng sinh ra và lớn lên ở làng
giúp đỡ lão trong tình cảnh khốn khó. Tuy đã có lúc đánh giá sai về người hàng xóm của mình nhưng khi hiểu ra, ơng giáo đã xót thương cảm thông, trân trọng nhân cách lão Hạc và hối hận vì những suy nghĩ của mình. Sự cảm thơng trân trọng ấy bắt nguồn từ chính mối quan hệ láng giềng giữa hai con người nơi làng quê. Trong Dì Hảo lời nói và hành động của người phu quét chợ, qua lời kể của nhân vật Tôi trong
“Thôi đi về”… Tất cả đều là thứ tình cảm của con người thơn q giản dị, mộc mạc, chân thành mà dân gian đã khái quát “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”.
Khơng miêu tả ở diện rộng từ làng quê đến thành thị như Vũ Trọng Phụng, không tập trung vào những hủ tục như Ngô Tất Tố, những truyện Nam Cao viết là đời sống tủn mủn, vặt vãnh hàng ngày sau lũy tre làng. Khơng có biến cố lớn, khơng có gì đặc biệt trong những câu chuyện như khơng có chuyện ấy, nhưng làng xã Việt Nam hiện lên trong tác phẩm của Nam Cao rõ nét, chân thực, đầy đau đớn quằn quại. Nam Cao đã đi vào đúng cái đặc trưng nhất của nơng thơn, đó là đời sống mịn mỏi sau lũy tre làng. Tất cả những gì ơng miêu tả đều nằm trong khuôn khổ cái không gian khép kín ấy: “Khác với Ngơ Tất Tố, viết về nơng thơn, Nam Cao ít đi vào những xung đột giai cấp gay gắt và miêu tả trên một bình diện rộng. Ơng tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể, và cũng chỉ lấy ra một chặng đường ngắn của nhân vật để miêu tả” [25, tr 520].
Theo giai thoại hư và thực, khơng hiểu có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào mà năm 1951, nơi Nam Cao hy sinh chính là một ngơi làng mang tên Vũ Đại (tên cũ của làng Hồng Đan) thuộc Gia Viễn - Ninh Bình, ngơi làng trùng tên với ngơi làng Nam Cao “bịa” ra làm không gian nghệ thuật cho nhiều sáng tác của ông.
Viết về làng xã quê hương khách quan đến mức lạnh lùng như vậy, Nam Cao có u q mình khơng? Cũng như cách gọi nhân vật là “hắn”, là “thị”, là “y”, là “lão”… tưởng như ghẻ lạnh khơng liên quan đến mình nhưng trái tim Nam Cao se thắt lại trước nỗi đau của họ, với làng cũng như vậy, tình u đối với xóm làng quê hương nơi Nam Cao đã trở nên tha thiết, đã trở thành máu thịt rồi. “Nam Cao yêu trìu mến cái làng khổ sở của anh, anh yêu những bến đò hiền lành, những buổi sáng, buổi trưa của thơn q Việt Nam. Mỗi khi nói đến những cái ngốc dại quanh quẩn của những người đau khổ quằn quại, biết bao nhiêu xót xa, độ lượng trong câu văn anh”[25, tr 10].
1.3.2.2. Truyền thống gia đình Việt
Những trang văn của Nam Cao nếu không dành để đặc tả về một gia đình thì cũng có bóng dáng gia đình nào đó với chủ yếu là kiểu gia đình cũ. Góc nhìn gia đình trong văn Nam Cao vẫn in đậm “nhận thức truyền thống” cổ xưa của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Trong gia đình có những mối quan hệ mang màu sắc văn hóa: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh – em, cơ, dì, chú, bác – cháu… Có thể nhận diện các phương diện của truyền thống gia đình trong văn Nam Cao như sau:
Gia đạo thể hiện rõ nhất trong truyện “Chí Phèo” với uy quyền của bà cơ. Thị Nở gặp Chí Phèo và mọi tình cảm nảy sinh khi bà cơ đi vắng. Ăn ở với Chí Phèo đến ngày thứ sáu thì thị Nở chợt nhớ ra có một bà cơ ở đời, thị nghĩ hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Hành động quyết liệt “dừng yêu” để hỏi ý kiến bà cô về ý định lấy chồng - lấy Chí Phèo thể hiện tơn ti, trật tự trong gia đình. Các cụ xưa có câu: “Một