CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Thực trạng dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trƣờng THCS
1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
1.4.3.1. Từ đặc điểm văn chương của Nam Cao
Viết sau và đi tiếp dòng văn tả thực xã hội của những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, chủ nghĩa hiện thực ở Nam Cao đã tỉnh táo đến mức khơng cịn ảo tưởng, khơng còn sự vuốt ve nào. Phần lớn các nhân vật nông dân ở tác phẩm của ơng đều đã hoặc đang bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, suy đồi về nhân tính, nhân cách. Nếu các nhà văn khác miêu tả nông thôn như những người đứng ở bên ngồi thì Nam Cao coi mình như một phần của nó. Bằng chứng là trong nhiều tác phẩm của mình, ơng để cho nhân vật “tơi” xuất hiện, chứng kiến, thậm chí tham gia vào câu chuyện, thế giới nghệ thuật của Nam Cao không dễ dàng nắm bắt.
1.4.3.2. Từ người học
Các em sinh ra và lớn lên trong một thời đại đủ đầy vè vật chất, ăn ngon, mặc đẹp do đó xa lạ với cái đói, cái khổ đến mức cùng cực. Vốn văn học, năng lực cảm thụ và động cơ học môn Ngữ văn của HS khác nhau, nhiều em chỉ học vì thi và vì điểm số. Bên cạnh đó, việc bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử dễ dàng mua được với giá rẻ như điện thoại di động, máy tính bảng, việc kết nối internet tràn lan ảnh hưởng đến việc đọc tác phẩm của HS. Các em thích những trị chơi, thơng tin từ các mạng xã hội hơn, khơng cịn hứng thú với những tác phẩm văn học bất hủ, nằm lòng của thế hệ cha mẹ. Việc dạy học Ngữ văn từ đó cũng khó khăn hơn.
1.4.3.3. Từ người dạy
GV dạy theo quán tính, theo những giáo án đã soạn từ nhiều năm trước chưa có sự điều chỉnh, chưa chú trọng tới các yếu tố như: hồn cảnh lịch sử nơng thơn Việt Nam trước cách mạng với nạn đói khủng khiếp, số phận con người ngàn cân treo sợi tóc, văn hóa ứng xử của những người làm cha làm mẹ trong hoàn cảnh đặc
biệt như lão Hạc, văn hóa gia đình với những mối quan hệ huyết thống cha mẹ - con cái, quan hệ nghĩa tình vợ - chồng…, phơng nền cho những tâm trạng, hành động của nhân vật chính chưa được coi trọng gây nên cảm giác xa lạ, mâu thuẫn thế hệ nơi học sinh. Các em sẽ không tránh khỏi cảm xúc sửng sốt tại sao người cha lại phải tự vẫn để tiền lại làm ma, kiên quyết không bán vườn khi đứng bên bờ vực thẳm và cái chết. GV cũng chưa đầu tư để thiết kế giáo án bằng một hệ thống thao tác, hệ thống các việc làm để học sinh có được hoạt động từ tri giác, ngôn ngữ, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, phân tích, tổng hợp… phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Giáo viên chưa tạo được sức hút đối với mơn học của mình.
Để khắc phục những tồn tại trong quá trình dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS đã chỉ ra trong thực trạng và những nguyên nhân ở trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất bổ sung hướng TCVH khi dạy học tác phẩm của Nam Cao cụ thể ở các chương sau.
Tiểu kết chƣơng 1
Chúng tôi đã khái quát một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp tới đối tượng nghiên cứu của luận văn là Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong
nhà trường THCS theo hướng TCVH.
Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, trong đó văn học là một bộ phận của văn hóa, văn hóa là cái nơi để nuôi dưỡng văn học và văn học lựa chọn các giá trị văn hóa để lưu giữ, để truyền tụng, làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng có sức lan tỏa, rộng khắp.
Cũng với các hướng tiếp cận khác, TCVH đang là hướng đi hữu hiệu trên con đường tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Những lý luận về TCVH được những nhà phương pháp, những nhà nghiên cứu giáo dục và những GV vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn để trở thành những PPDH tích cực giúp HS chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Tiếp nhận được những điều hay lẽ phải từ văn học, HS có những ứng xử, giải quyết tốt các tình huống gặp trong cuộc sống.
Nam Cao là nhà văn HTPP xuất sắc của VHVN hiện đại. Trong các sáng tác của ơng có dịng chảy văn hóa Việt. Những biểu hiện văn hóa trong văn Nam Cao qua bước đầu tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có đầy đủ từ văn hóa làng xã, văn hóa truyền thống gia đình Việt, văn hóa đặt tên, văn hóa ma chay, cưới hỏi, văn hóa trong các biểu hiện tiếng khóc, tiếng cười đến cả văn hóa bình dân vốn rất riêng, rất đặc trưng Nam Cao.
Thực trạng dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS cũng được đề cập thông qua việc khảo sát GV và HS với quy trình nghiêm túc, khoa học. Hiện nay việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao vẫn rất truyền thống, giáo viên vẫn dạy nặng về giảng bình, phát vấn với các hoạt động trên lớp là chủ yếu, việc kiểm tra đánh giá vẫn rất nặng về kiến thức, HS học chủ yếu để kiểm tra, điểm số. Nguyên nhân của thực trạng rất nhiều, có thể kể đến từ đặc điểm của văn Nam Cao, từ phía HS, từ phía GV…
Cách TCVH là hướng đi mới mẻ, khoa học có thể góp phần khắc phục việc dạy học truyền thống vẫn diễn ra lâu nay. Cách tiếp cận này không chỉ giúp cho việc chiếm lĩnh tác phẩm sinh động hơn mà còn góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc đã được các nhà văn lựa chọn thể hiện trong tác phẩm của mình.
CHƢƠNG 2
ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRONG NHÀ TRƢỜNG THCS THEO HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA