Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm của nam cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 66 - 87)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà

2.3.1. Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS theo hướng

TCVH với hình thức trong lớp

Khi định hướng tổ chức dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao theo hướng TCVH với hình thức trong lớp, chúng tơi mong muốn giờ học không chỉ diễn ra đơn thuần như những giờ dạy học tác phẩm văn chương thông thường, càng không phải là giờ giảng văn truyền thống với phương pháp chủ đạo là phát vấn và giảng bình, chúng tơi mong muốn giờ học đạt đến độ ấn tượng, để lại cảm xúc trong lòng HS như vừa được tham gia một buổi biểu diễn nghệ thuật mà các em vừa là diễn viên tích cực, vừa là khán giả được hưởng những thành quả lao động nghệ thuật của chính mình. Hướng TCVH thể hiện ở tất cả các hoạt động dạy học: bổ sung tri thức văn hóa, đọc sáng tạo từ góc độ văn hóa, xây dựng câu hỏi đọc – hiểu tìm ra các “mã” văn hóa…, phân tích hình tượng nhân vật bằng cách dùng chính bối cảnh văn hóa, các “mã” văn hóa vừa tìm được làm phương tiện để lý giải hình tượng nhân vật, tìm ra bức thơng điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Tổ chức dạy học với hình thức dạy học trong lớp dự kiến chia làm ba giai đoạn như sau:

2.3.1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

a. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học đề xuất sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị này là: Dạy học hợp tác, kỹ thuật chia nhóm.

Dạy học hợp tác là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Dưới hình thức thảo luận nhóm, HS được tham gia, bàn bạc, trao đổi thảo luận, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Phương pháp này cũng thúc đẩy ý thức học tập của mọi cá nhân HS, ai khơng tham gia tích cực sẽ bị lộ và dễ bị cơ lập.

Cách thức chia nhóm rất phong phú để GV chọn lựa: Nhóm 2 (làm việc cặp đơi), nhóm 3,4,5… tùy GV lựa chọn. Các tiêu chí đề chia nhóm: Chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo loài hoa, theo các mùa trong năm…; chia nhóm theo hình ghép; chia nhóm theo sở thích, chia nhóm theo tháng sinh…

GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện chung các yêu cầu trên.

Yêu cầu về sản phẩm: Mỗi nhóm nộp một Biên bản thảo luận nhóm đủ 3 nội dung yêu cầu (có thể có phụ lục là sự chuẩn bị của từng thành viên trong nhóm).

Thực hiện các nhiệm vụ này, tuy chưa có “vấn đề” cần huy động sức mạnh trí tuệ của tập thể nhóm, nhưng mục đích là để HS tự kiểm tra lẫn nhau, HS khá, giỏi có thể giúp đỡ HS yếu, HS ý thức tốt giúp đỡ HS còn lười học trong quá trình chuẩn bị bài để giờ học diễn ra sau đó đạt kết quả tốt.

b. HS chuẩn bị

Bài tập 1: Đọc văn bản “Lão Hạc” trong SGK, tóm tắt cốt truyện.

Bài tập 2: “Kết quả cần đạt” để biết định hướng bài học, đọc kỹ 43 chú thích trong SGK để hiểu được các từ, các cách diễn đạt khó.

Bài tập 3: Trả lời trước 7 câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản. c. GV chuẩn bị

- Đọc kỹ văn bản, tiến tới thuộc một số đoạn có tín hiệu nghệ thuật quan trọng để làm dẫn chứng trong quá trình đọc hiểu tác phẩm; GV đọc và tìm hiểu kỹ chú thích để thốt ly SGK trong q trình giải thích từ khó cho HS trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm;

- Chuẩn bị kỹ phương tiện dạy học vì phương tiện dạy học có vai trị quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên ln có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.

- Chuẩn bị kỹ các kỹ thuật dạy học

Phân loại kỹ thuật dạy học có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật chia nhóm trong dạy học hợp tác. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “trình bày một phút”, “phịng tranh”, “khăn trải bàn”, “bản đồ tư duy”... Dạy học tác phẩm Lão Hạc GV có thể sử dụng linh hoạt các kỹ thuật này.

-Sưu tầm tư liệu, phim ảnh liên quan đến tác phẩm. Ví dụ sưu tầm chân dung của Nam Cao qua các thời kỳ, chuẩn bị một số bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, clip về nông thôn Việt Nam tiêu điều, xơ xác trong đói nghèo trước cách mạng, những hình ảnh về vùng quê Nam Cao, vùng đồng chiêm trũng - nơi có những đầm sen bát ngát, dòng Châu Giang vẫn chảy nao nao mạn thuyền, đặc sản cá kho Nhân Hậu, hồng đỏ, hồng ngâm, chuối ngự tiến vua, có nhà tưởng niệm nhà văn Nam Cao và di tích những ngơi nhà, những mảnh vườn vốn là nguyên mẫu cho những không gian nghệ thuật trong văn Nam Cao…

- Xác định mục tiêu cần đạt của bài học dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng Về kiến thức: GV giúp HS khám phá được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Lão Hạc” phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý của các em.

Về kỹ năng: GV hướng dẫn HS biết dựa vào các yếu tố văn hóa để hiểu văn học, nghĩa là HS phải biết đặt tác phẩm trong bối cảnh tác phẩm sinh ra để tìm hiểu, khám phá, khai thác.

Về thái độ, tình cảm: GV cần khơi dậy niềm đam mê đối với văn học nói chung, văn Nam Cao nói riêng, biết sẻ chia, thấu cảm với con người thuở trước, ý thức về đói nghèo và lạc hậu để ln có ý chí vươn lên và biết điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong những cảnh huống cụ thể của cuộc sống.

GV cũng cần hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực chung như: năng lực tư duy phản biện, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự lập, năng lực hợp tác… các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn như năng lực cảm thụ thẩm mỹ và năng lực tạo lập văn bản. Qua đây HS tự hình thành và phát triển năng lực tự học, biết ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn của bản thân.

- Chuẩn bị tình huống dẫn nhập vào bài: Tình huống này gọi là tình huống xuất phát (Lý thuyết dạy học bằng tình huống, dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột) cần phải ngắn gọn, súc tích vừa có tác dụng lơi cuốn học sinh, vừa có tác dụng khơi gợi những yếu tố văn hóa trong việc khám phá tác phẩm.

Ví dụ: Dùng câu hỏi tạo tình huống

Em đã xem bộ phim hay đoạn phim tư liệu nào về nạn đói năm 1945 chưa? Hãy kể một vài chi tiết mà em thấy khơng qn được? (HS có thể trả lời: hình ảnh những người gầy gị da bọc xương, đói khát, cảnh phu làm đường, phu khai thác cao su, cảnh bắt bớ chém giết, những tên Nhật lùn, những tên Việt gian khát máu…)

Dùng hoạt cảnh tạo tình huống: Giao HS giỏi, tài năng chuẩn bị trước những 1 cảnh mà em thích trong tác phẩm, diễn trước lớp.

Dùng tư liệu có sẵn tạo tình huống: Cho HS xem 1 đoạn phim về bối cảnh thời đại tác phẩm ra đời, hoặc đoạn phim tư liệu mới về vùng quê tác giả với định hướng trước: Đây là vùng quê nào? Tại sao cô giới thiệu vùng quê này hôm nay?

Ngoài giáo án (thiết kế bài học) bằng văn bản, GV nên sử dụng phần mềm Powerpoint để soạn giáo án, dùng các dụng cụ trực quan để giờ học thêm sinh động, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn.

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học

Thời gian dự kiến khi tổ chức các hoạt động dạy học trong lớp là 02 tiết (90 phút). Dạy học tác phẩm “Lão Hạc” theo hướng TCVH với hình thức trong lớp người GV cần có những kỹ năng cơ bản sau:

- Kỹ năng sưu tầm, tìm hiểu ý nghĩa của các truyền thống văn hóa bản địa dân tộc Việt như phong tục ma chay, cưới hỏi, tập quán sống quần tụ thành làng xã (văn hóa làng xã), truyền thống văn hóa ứng xử, truyền thống gia đình Việt, văn hóa đặt tên... có liên quan đến các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Từ đó, giúp HS nhận ra những “mã văn hóa”, truyền thống văn hóa trong tác phẩm;

- Kỹ năng đặt câu hỏi tốt, hướng dẫn phân tích tác phẩm thơng qua các truyền thống, biểu tượng văn hóa vừa tìm được. Từ đó, khái quát vẻ đẹp văn hóa trong ứng xử, thái độ, tính nhân văn mà tác giả đặt ra qua tác phẩm;

Để dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” theo hướng TCVH, các phương pháp, biện pháp có thể sử dụng là: Đọc sáng tạo tác phẩm để tìm những truyền thống văn hóa,

xác định các “mã” văn hóa, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa giúp gợi mở, phân tích tác phẩm thơng qua phương tiện là những truyền thống văn hóa, các “mã” văn hóa được tác giả sử dụng trong tác phẩm, dạy học dự án,… Vì vậy, GV có thể thực hiện các phương pháp, biện pháp dạy học này thông qua các hoạt động sau:

a. Hoạt động 1: Khởi động/trải nghiệm văn hóa

- Mục đích: Giúp HS huy động vốn kiến thức, kỹ năng đã biết để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới; tạo hứng thú để bước vào bài học mới. Đồng thời hoạt động này cũng giúp giáo viên tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học.

- Phương pháp đề nghị sử dụng trong hoạt động này là: phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại.

- Cách thức tổ chức đề xuất:

+ Sử dụng sự chuẩn bị về tình huống dẫn nhập của giáo viên để tổ chức hoạt động khởi động:

+ GV dùng máy tính, máy chiếu, mời HS xem một đoạn phim với định hướng: Đây là bộ phim nào? Có những nhân vật chính nào? Bộ phim nói về thời kỳ nào của đất nước? (Dự kiến trả lời: Bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”; nhân vật chính: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, Lão Hạc…; nói về thời kỳ trước cách mạng của đất nước Việt Nam).

+ GV chiếu một đoạn clip, giới thiệu vùng quê yên ả thanh bình, có đầm sen bát ngát, có dịng Châu giang êm đềm, có cây đa, bến nước sân đình, có nhiều vườn hồng, chuối ngự, có nhà tưởng niệm nhà văn Nam Cao… với định hướng: Theo em, đây là vùng quê nào? Tại sao hơm nay cơ giới thiệu vùng q đó? (Dự kiến trả lời: Đây là vùng Hịa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Đó là vùng quê đã sinh ra nhà văn Nam Cao, tác giả truyện ngắn Lão Hạc chúng ta sẽ học hôm nay).

Cả hai cách tổ chức hoạt động khởi động trên đều sử dụng phương pháp trực quan và đàm thoại, chỉ khác ngữ liệu. GV có thể có nhiều cách khởi động khác nữa, miễn là đảm bảo yêu cầu linh hoạt, phù hợp điều kiện hoàn cảnh và thực tế HS, đạt mục tiêu tạo tâm thế tốt khi vào giờ học.

b. Hoạt động 2: Bổ sung tri thức văn hóa cho HS

Học sinh lớp 8 đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, ưa tìm hiểu, các em đã được gia đình cung cấp một số điều về truyền thống văn hóa hoặc tự thân các em

nhận thức, tìm hiểu về phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của đất nước mình, tuy nhiên, vốn tri thức ấy của các em chưa phong phú và còn hạn chế. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải định hướng để HS có được những hiểu biết nhất định về các truyền thống văn hóa Việt. Các phương diện văn hóa làm cơ sở cho việc tìm hiểu truyền thống văn hóa trong văn Nam Cao có thể là: Tri thức về làng xã trong văn hóa Việt Nam, tri thức về truyền thống gia đình Việt, tri thức về phong tục cưới hỏi, ma chay, tri thức về phong tục đặt tên, tri thức về văn hóa ứng xử: Chữ hiếu, chữ lễ, chữ nghĩa…

Có nhiều cách bổ sung tri thức văn hoá cho học sinh, diễn ra trong lớp hoặc ngồi lớp, dưới đây chúng tơi chỉ lựa chọn những cách tiêu biểu.

- Giáo viên cung cấp

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tri thức văn hoá theo cách gián trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi dạy tác phẩm văn chương, GV thuyết trình về những tri thức văn hóa cần thiết là cung cấp trực tiếp, GV chuẩn bị trước các tệp tài liệu hoặc in ra phát tận tay HS, hoặc chuyển qua mail để HS đọc là cung cấp gián tiếp. Nên hạn chế cách cung cấp trực tiếp vì mất thời gian trên lớp và giờ dạy sẽ theo lối mịn truyền thống thầy nói trị nghe.

Cung cấp tri thức cho học sinh bằng cách trực tiếp nghĩa là giáo viên lồng những tri thức văn hoá và trong bài dạy. Tuy nhiên đây là cách dạy theo lối truyền thống vì nó khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong bài học. Học sinh sẽ thụ động ngồi nghe rồi tiếp thu kiến thức. Chính vì thế mà giáo viên nên hạn chế cách này, giáo viên chỉ nên đưa các kiến thức cơ bản tạo tiền đề cho các em tiếp nhận mà thôi. Cách cung cấp gián tiếp cùng những định hướng cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cung cấp tri thức cao hơn.

- Chuyên gia cung cấp

Mời chuyên gia đến nói chuyện cũng là cũng là biện pháp cung cấp tri thức văn hóa trực quan, thiết thực. Được gặp gỡ chuyên gia HS sẽ thấy hứng khởi hơn trong việc học. Chuyên gia – họ có thể là các nhà văn hóa học, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học... Tuy nhiên việc làm này cũng khó thực hiện được đặc biệt là đối với học sinh ở vùng nơng thơn, miền núi vì nhiều lí do như: cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế...

- Học sinh tự tìm hiểu, tích luỹ

Bổ sung tri thức văn hoá cho các em bằng cách hướng dẫn HS tự học là việc làm tích cực, bổ ích, với mục đích rèn tính tự lực, tự giác trong học tập. GV định hướng để HS tự tìm hiểu, tích luỹ, bổ sung kiến thức cho bản thân sẽ tạo ra chiều sâu, độ bền trong hiểu biết của các em bằng những tài liệu cần thiết, liên quan, phục vụ cho bài học. Tài liệu tri thức về tác gia Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc” rất nhiều, bởi vậy giáo viên phải chỉ ra các đầu sách cụ thể, phù hợp với trình độ học sinh THCS để học sinh đọc để bám sát vào mục tiêu bài học SGK và SGV đề ra.

Có rất nhiều kênh thơng tin giúp giáo viên, học sinh có thể tự bổ sung tri thức văn hóa như: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, truyền hình, phát thanh và đặc biệt là mạng Internet. Sẽ thật đáng q khi thay vì lên mạng để trị chuyện, chơi trị chơi…, học sinh sẽ kiếm tìm những tri thức đọc hiểu cần có cho mỗi bài học tác phẩm văn chương. Đó chính là biểu hiện tích cực đầu tiên cho tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: học sinh biết cách tự học, tìm tài liệu, tra cứu thông tin để có một nhãn quan đúng đắn về sự học của chính mình. Từ đó khơi gợi được niềm u thích mơn học cho HS và các em có những rung động từ những điều tác phẩm văn chương mang đến cho đời sống tinh thần của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm của nam cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 66 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)