Yêu cầu đối với các bộ ngành trong việc thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 57)

C ục Kiểm tra sau thông quan

3.2.2.Yêu cầu đối với các bộ ngành trong việc thực hiện chiến lược

1. Yêu cầu các đơn vị quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm bao quát nhiệm vụ hiện đại hóa ngành Hải quan, bao gồm: thể chế, thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm soát, KTSTQ, chỉ số đo lường, tổ chức bộ máy, công nghệ thông tin, trang thiết bị, hợp tác quốc tế. Tập trung một số nhiệm vụ ưu tiên:

Về thủ tục hải quan điện tử: cần phải dựng kế hoạch đảm bảo tính kế thừa và tổng thể, sao cho giai đoạn sau 2013 có thể kế thừa sử dụng được hệ thống phần cứng và cơ sở dữ liệu cho việc phát triển ở mức độ cao hơn. Về lâu dài, đề xuất Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương chọn phần mềm thủ tục hải quan điện tử và phê duyệt giải pháp tài chính. Trong vòng năm năm này cần đạt mức độ điện tử hóa theo năm nội dung: khai báo điện tử, lược khai điện tử, C/O điện tử, thanh toán điện tử và kết nối điện tử với các cơ quan quản lý.

Về địa điểm kiểm tra tập trung: xác định rõ vai trò phục vụ mục tiêu quản lý, quy hoạch vị trí, ứng dụng trang thiết bị hiện đại và hệ thống quản lý dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tập trung năm thiết bị chủ yếu theo thông lệ quốc tế là camera giám sát, cân điện tử, barrier điện tử, máy quét và thẻ tài xế kết nối thông tin.

2. Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về nội dung Kế hoạch phát triển.

3. Căn cứ Chiến lược và Kế hoạch phát triển, chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, thành phố, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển của đơn vị mình, phải xem xét đến môi trường tác động tới hoạt động của cơ quan hải quan trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 57)