C ục Kiểm tra sau thông quan
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước và doanh nghiệp một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam
hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam
3.3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước
a) Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp về hoạt động KTSTQ, gắn cải cách KTSTQ với cải cách hành chính.
KTSTQ là một hoạt động nghiệp vụ có liên quan tới các khâu nghiệp vụ khác. Do đó, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động các quy trình thủ tục, quản lý nghiệp
vụ khác cũng ảnh hưởng tới KTSTQ, và địi hỏi phải hồn thiện hệ thống các quy định về KTSTQ là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Hoạt động KTSTQ chỉ thực sự phát huy vai trò hiệu quả khi áp dụng đồng bộ nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của quy trình thủ tục. Vì vậy, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý theo phương pháp quản lý rủi ro theo hướng đảm bảo hiệu lực trong quản lý hải quan, theo chuẩn mực của hải quan hiện đại, phù hợp với việc gia nhập WTO và thực thi các cam kết quốc tế.
Từ đó, để hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực KTSTQ, nhà nước cần tuân theo các bước sau đây:
Thứ nhất, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đến công tác KTSTQ để phát hiện những quy định không đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán, mâu thuẫn nhau, những quy định quá chung chung khó thực hiện;
Thứ hai, nghiên cứu các quy định về cơng tác hải quan có liên quan đến KTSTQ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và gia nhập (WTO, WCO, ASEAN, APEC…); rà soát, đối chiếu nội dung của pháp luật về hải quan với các điều ước quốc tế trên;
Thứ ba, dự kiến những nội dung cần sửa, lập chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật liên quan tới KTSTQ đảm bảo nội hóa các cam kết mà vẫn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
Thứ tư, xây dựng cơ chế hữu hiệu kiểm soát, đảm bảo thực thi nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất các quy định pháp luật hải quan của cán bộ, cơng chức trong tồn ngành và các đối tượng chấp hành pháp luật hải quan;
Thứ năm, kiện tồn việc thơng tin rộng rãi pháp luật về hải quan theo hướng tồn diện, rõ ràng, khơng chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và điều ước quốc tế mà bao gồm cả quy trình, thủ tục hải quan và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hải quan;
Thứ bảy, xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về hải quan;
Thứ tám, tăng cường cơng tác cập nhật, hệ thống hóa, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong và ngồi ngành KTSTQ;
Thứ chín, tăng cường hoạt động KTSTQ thường xuyên, định kỳ, đột xuất trong ngành nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Tóm lại, người viết muốn đề xuất với nhà nước: sửa đổi những quy định về KTSTQ theo định hướng đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp đồng thời phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
b) Tăng cường hợp tác quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nhiều khi có liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngồi. Nhiều lơ hàng chỉ có thể xác minh làm rõ trên cơ sở tiến hành xác minh tại nước ngoài nhờ vào sự trợ giúp của cơ quan hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới đã có ký cam kết thỏa thuận hợp tác với Hải quan Việt Nam. Công tác này cần phải được triển khai nhanh chóng vừa phục vụ cho việc đấu tranh, kiểm tra các trường hợp phải xác minh ở nước ngoài, vừa giao lưu học hỏi kinh nghiệm của hải quan các nước theo định hướng sau:
- Hợp tác trao đổi về thông tin.
- Hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho cán bộ làm công tác KTSTQ, đặc biệt là các nước trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới đã có q trình và kinh nghiệm thực hiện biện pháp KTSTQ.
- Hợp tác tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong KTSTQ.
c) Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc thực thi pháp luật về KTSTQ
Đối với ngành Hải quan: Công tác KTSTQ mới được phát triển trong ngành Hải quan. Do đó, trong thực tế, nhiều cơ sở hải quan cũng chưa hiểu hết ý nghĩa và vai trò của cơng tác KTSTQ. Nhiều đơn vị có tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng đến chính cán bộ, cơng chức của mình khi tiến hành KTSTQ có phát hiện sai phạm. Vì vậy, nhà nước cần thúc đẩy ngành Hải quan tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tun truyền phổ biến, khơng những cho cán bộ KTSTQ mà cả các đơn vị chức năng khác để ủng hộ, triển khai được đồng bộ, hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp: Việc triển khai áp dụng KTSTQ sẽ tạo sự thơng thống cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại cho các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan chặt chẽ, đúng pháp luật. Do vậy, nhà nước cần có các chiến lược tuyên truyền cho các doanh nghiệp để họ hiểu được những lợi ích khi áp dụng KTSTQ, cũng như xây dựng mối quan hệ trách nhiệm cộng đồng.
Ngồi ra, nhà nước cịn phải đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền cả về nghiệp vụ và kết quả hoạt động của công tác KTSTQ trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng doanh nghiệp có thêm thơng tin, hiểu cơng tác KTSTQ, ủng hộ hoạt động này, góp phần nâng cao vị thế và vai trò quản lý nhà nước về mặt hải quan trong tình hình mới.
3.3.2.2. Kiến nghị với doanh nghiệp
a) Các doanh nghiệp cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật, có thái độ hợp tác tốt với cơ quan KTSTQ
Theo website của Tổng cục Hải quan, từ ngày 17-19/04/2012, tại Seoul, Hàn Quốc, đã diễn ra Hội nghị toàn cầu của Tổ chức Hải quan Thế giới về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên do WCO và Hải quan Hàn Quốc phối hợp tổ chức [28]. Hội nghị có sự tham dự của 800 đại biểu đến từ hơn 90 quốc gia thành viên, trong đó có Việt nam, với mục tiêu khuyến khích các chủ thể liên quan tham gia thảo luận việc triển khai thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có q trình tn thủ pháp luật tốt. Theo đó, các chủ thể kinh tế, sau khi được xác nhận là đáp ứng các tiêu chí của cơ quan hải quan, sẽ được cấp chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên và được hưởng những ưu đãi về thủ tục nhất định, tạo điều kiện cho các chủ thể này cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế. Đồng thời, cùng với việc tuân thủ, doanh nghiệp cũng nên có những ý kiến đóng góp về các văn bản pháp luật cịn trùng lặp, thiếu sót hay chưa đúng với thực tế để tạo thuận lợi cho chính doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật.
b) Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nhà nước
Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực được coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá nhất. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp. Phát triển nhân lực, chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về tất cả các khía cạnh, từ tình trạng sức khỏe tới tự do về kinh tế và chính trị là giải pháp cơ bản lâu dài để doanh nghiệp tránh được tình trạng nhân viên của mình cố tình vi phạm pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp vì muốn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà đã bất chấp pháp luật thực hiện các hành vi gian lận thương mại để giảm giá thành sản phẩm như: khai sai thuế, lượng hàng nhập khẩu, buôn lậu…Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp biết ứng dụng những khoa học, kỹ thuật tiên tiến sẽ giảm thiểu được chi phí trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà vẫn thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Kiểm tra sau thông quan là một phương pháp quản lý hải quan hiện đại hầu hết hải quan các nước trên thế giới áp dụng, song đối với Hải quan Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thực hiện, việc nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả KTSTQ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Thực hiện tốt cơng tác KTSTQ sẽ góp phần vào việc thay đổi phương thức hoạt động, phương thức quản lý của ngành Hải quan, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại, góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp cải cách và hiện đại hóa của ngành.
Hiện nay, để phát triển thương mại, thực hiện mục tiêu hội nhập vươn ra nền kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận nhiều rủi ro, nguy cơ gian lận thuế, thất thu ngân sách Nhà nước, thậm chí nguy cơ đối với cả nền kinh tế, chính trị,…Nhưng nếu ta biết nhận thức đúng tầm quan trọng, đồng thời tập trung đầu tư xứng đáng cho cơng tác KTSTQ, thì có thể giảm những rủi ro đó xuống mức thấp nhất, biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội thực sự cho nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh.
Với ý nghĩa như vậy, khóa luận “Thực trạng và giải pháp hồn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam” đã đạt được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, khóa luận đã làm rõ được một số nội dung có liên quan đến khái niệm, đặc điểm về KTSTQ, xác định vai trị và vị trí tăng cường hoạt động KTSTQ đối với Hải quan Việt Nam, xác định được tính tất yếu phải tăng cường hoạt động KTSTQ đối với Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, khóa luận đã đánh giá được những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại của hoạt động KTSTQ từ khi triển khai Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đến nay.
Thứ ba, trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, khóa luận đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù đã có sự cố gắng, song do thời gian nghiên cứu, phạm vi đề tài rộng và khả năng của người viết do vậy khóa luận cịn có một số hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp để tiếp tục hoàn thiện.