Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 28 - 29)

2.1.2.1. Pháp luật và thông lệ quốc tế

Quyền của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được khẳng định tại Điều 17 của Hiệp định Trị giá GATT năm 1979 với 102 nước phê chuẩn. Theo đó, “khơng một điều khoản

nào của hiệp định được giải thích theo nghĩa hạn chế hay nghi nghờ quyền lực của hải quan trong việc kiểm tra tính trung thực hoặc độ chính xác của mọi báo cáo, chứng từ hoặc tờ khai hải quan đã xuất trình cho mục đích xác định giá trị hải quan”.

Đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại quốc tế, tại vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994), 123 nước tham gia đã ký kết hiệp định trị giá GATT 1994, trong đó

Điều 17 của hiệp định trị giá GATT 1979 được giữ nguyên. Hơn thế nữa, tại Mục 6 của phụ lục III, hiệp định trị giá GATT 1994 cũng ghi nhận:

“Điều 17 của hiệp định thừa nhận rằng trong khi thực hiện hiệp định, hải quan

có quyền kiểm tra về tính trung thực và độ chính xác của mọi báo cáo, chứng từ hoặc tờ khai hải quan mà chủ hàng đã xuất trình cho hải quan để xác định trị giá hải quan\. Điều này được hiểu là cơng việc kiểm tra đó nhằm thẩm định xem các yếu tố trị giá đã khai báo hoặc trình bày với hải quan có liên quan tới việc xác định tính đầy đủ, hồn chỉnh và độ chính xác của trị giá hải quan. Còn tùy thuộc vào thủ tục và pháp luật của mỗi nước nhưng nói chung các nước thành viên có quyền địi hỏi sự cộng tác toàn diện của người nhập khẩu trong các cuộc kiểm tra này”.

Như vậy, khi tham gia hiệp định trị giá GATT, cơ quan Hải quan có đầy đủ thẩm quyền trong việc tiến hành hoạt động KTSTQ, không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà cả đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngồi. Đó là những cơ sở pháp luật quốc tế cơ bản cho việc tiến hành KTSTQ mỗi nước.

2.1.2.12. Pháp luật Việt Nam

Luật Hải quan Việt Nam ra đời ngày 29/06/2001 đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Hải quan Việt Nam, trong đó được ghi nhận nhiều nhất là việc quy định và công nhận hoạt động KTSTQ như một khâu nghiệp vụ không thể thiếu trong việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật của người khai hải quan. Hoạt động này đã được mở rộng hơn trong Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung ra ngày 14/06/2005.

Từ đó đến nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động KTSTQ tiếp tục được xây dựng, phát triển hồn thiện hơn, bao trùm các khía cạnh: nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối kết hợp với các ngành khác như sau:

- Nhóm A: Các văn bản quy định về nghiệp vụ KTSTQ (8 văn bản). - Nhóm B: Các văn bản quy định về tổ chức bộ máy KTSTQ (8 văn bản).

- Nhóm C: Các văn bản quy định về mối quan hệ phối kết hợp ngoài ngành phục vụ KTSTQ (6 văn bản).

Hệ thống các văn bản trên sẽ được chi tiết trong phụ lục 1 của khóa luận.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 28 - 29)