Đánh giá chung về công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 46)

C ục Kiểm tra sau thông quan

2.3.2.Đánh giá chung về công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

hiện nay

2.3.2.1. Tác động của hoạt động kiểm tra sau thông quan

a) Giảm thời gian thông quan

Theo thống kê, quá nhiều thủ tục hành chính với kỷ lục về thời gian trung bình cho việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của một doanh nghiệp trong một năm là hơn 1000 giờ (tương đương với 125 ngày làm việc), là con số quá lớn nếu so sánh với Singapore là 84 giờ. [41]

Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan để đáp ứng nhu cầu thực tế, theo Đề án 30 của Chính Phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính và chỉ thị 02-CT- BTC ngày 4/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã tích cực triển khai, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm; thủ tục hải quan cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hòa dựa trên phương pháp quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin.

Trong năm 2011, ngành Hải quan phấn đấu cắt giảm thủ tục hành chính và rút ngắn 30% thời gian thông quan hàng hóa, đặc biệt là ở các cảng biển. Đó là một trong những mục tiêu phấn đấu của ngành Hải quan để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đúng như kế hoạch đề ra, hoạt động KTSTQ kết hợp với thủ tục hải quan điện tử đã giúp giảm thủ tục và thời gian thông quan, đặc biệt ở các cảng biển xuống 30%, tương ứng từ 14 tiếng xuống 10 tiếng [37]. Thành tích này đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho ngành Hải quan trong việc giảm chi phí, thời gian kiểm tra mà không cần lượng cán bộ kiểm tra quá lớn. Đồng thời giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc lưu kho hàng hóa và quay vòng vốn nhanh để đạt lợi nhuận cao nhất.

b) Ngăn chặn nhiều vụ gian lận thương mại

Việc phát hiện các vụ việc gian lận đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực như: tăng thu ngân sách nhà nước, hoàn thiện những kẽ hở pháp luật và lấy những vụ việc đó làm bài học thích đáng cho cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp.

Sau hơn một năm thực hiện chỉ thị của Tổng cục Hải quan (Chỉ thị 568/CT- TCHQ ngày 9/2/2011) về tăng cường công tác KTSTQ, hoạt động KTSTQ đã có bước tiến nhanh về lượng và chất. Trong năm 2011, lực lượng KTSTQ đã tiến hành kiểm tra,

đánh giá được 2.016 DN, bằng 241% so với năm 2010 (835 DN), đạt 110% so với chỉ tiêu, truy thu thuế về cho ngân sách 512,5 tỷ đồng.

Nhằm chống thất thu NSNN, công tác phân loại doanh nghiệp, kiểm soát doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao của các đơn vị không ngừng được nâng cao. KTSTQ chú trọng thực hiện kiểm tra các chuyên đề lớn, với các mặt hàng có lượng tiêu dùng lớn như: sữa, linh kiện, phụ tùng ô tô, thực phẩm chức năng, mặt hàng thép; xuất xứ hàng hóa, tỷ giá tính thuế; hạn ngạch thuế quan; thu thập, phân tích thông tin về giá một số mặt hàng… Lực lượng hải quan đã phát hiện việc lợi dụng Hiệp định CEPT/AFTA để chuyển tải bất hợp pháp các mặt hàng thép lá cán nguội, sữa nhập khẩu. Kết quả lực lượng này đã ngăn chặn kịp thời và truy thu thuế đối với mặt hàng thép lá cán nguội là 65,49 tỷ đồng [31]. Nhưng kết quả chính là thông qua kiểm tra đối với mặt hàng thép lá cán nguội đã ngăn chặn hiện tượng gian lận xuất xứ để hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế theo các hiệp định thương mại đối với mặt hàng này.

Thông qua KTSTQ đã phát hiện được nhiều sơ hở, hạn chế trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung và ngành Hải quan nói riêng. Trong lĩnh vực xác định trị giá, KTSTQ cũng đã phát hiện việc khai thấp giá các mặt hàng ga hoá lỏng, phôi thép, clanke, lúa mì các loại, dầu cọ thô; truy thu thuế nhiều DN, có những vụ số thuế truy thu lên đến gần chục tỷ đồng.

Thí dụ, trong năm 2010, nhiều hãng sản xuất xe hơi danh tiếng như Ford, Honda, Toyota…bị ngành Hải quan truy thuế hàng nghìn tỷ đồng vì linh kiện ô tô nhập khẩu không đủ mức độ rời rạc như quy định. Đặc biệt là hãng Honda Việt Nam bị truy thu tới 3.340 tỷ đồng tiền. Nhưng sau đó, quyết định này đã được ngành Hải quan rút lại vì tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% trên tổng giá trị của tất cả linh kiện phụ tùng cấu tạo lên một chiếc xe hoàn chỉnh (không phân biệt theo từng loại xe mà tính chung cho các loại xe của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong kỳ). Cụ thể, đối với linh kiện nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 15/4/2006 đến ngày 31/12/2010, tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị của các linh kiện. Đối với linh kiện nhập khẩu từ ngày 1/1/2011 trở đi, tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện lắp ráp thành

ôtô hoàn chỉnh của tất các các loại xe kể từ thời điểm này đến ngày cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra. Nhờ vậy, các công ty sản xuất ô tô lớn đã thoát được bị truy thu thuế [42]. Ví dụ này là bài học điển hình cho các cơ quan nhà nước phải luôn hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đồng thời các doanh nghiệp phải luôn thận trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình và luôn tuân thủ những quy định của pháp luật.

Theo Tổng cục Hải quan, để chống thất thu NSNN, lực lượng KTSTQ đã tăng cường trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin để hoạt động KTSTQ có hiệu quả cao nhất; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đồng bộ, đầy đủ từ đó góp phần quan trọng trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, phản ánh thông tin ngược lại khâu thông quan qua hệ thống quản lý rủi ro của toàn ngành.

Theo Cục KTSTQ, hiện nay đơn vị đã hoàn thiện kế hoạch chi tiết cho hoạt động trong năm 2012, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về nâng cao năng lực và hoàn thiện bộ máy hoạt động của đơn vị; Tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, từng bước phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam. Qua đó có chế độ đối xử phù hợp (tạo điều kiện với doanh nghiệp chấp hành tốt, tập trung được nguồn lực kiểm tra đối với các đối tượng rủi ro có khả năng vi phạm, gian lận, trốn thuế...); Xây dựng lực lượng KTSTQ trong sạch, vững mạnh, chuyên sâu, chuyên nghiệp; Chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ; rà soát lại các khâu nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan để khắc phục tình trạng trùng lặp, hiệu quả thấp, không rõ trách nhiệm. Theo kế hoạch, lực lượng KTSTQ được tăng cường biên chế (10%); tăng cường công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương tiện, kinh phí nghiệp vụ cho KTSTQ.

Trong thời gian tới, lực lượng KTSTQ sẽ đẩy mạnh kiểm tra tại trụ sở doanh nghiêp. KTSTQ các vấn đề có khả năng gian lận, rủi ro cao, chính sách còn chưa rõ ràng, thực hiện chưa thống nhất...Tiếp tục kiểm tra sâu hơn để đấu tranh với các hành vi gian lận, trốn thuế trong ưu đãi đầu tư, miễn thuế, không thuế, xuất xứ hàng hoá, xuất nhập khẩu qua khu vực phi thuế quan (tại các khu kinh tế cửa khẩu); triển khai

chuyên đề KTSTQ đối với hàng hóa XNK theo loại hình tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu; tiếp tục kiểm tra phát hiện những hình thức khác trong lĩnh vực trị giá liên quan đến sở hữu trí tuệ (phí bản quyền đối với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhãn hiệu, nhất là các nhãn hiệu lớn...). Kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu gian lận trong xuất khẩu khoáng sản, nông sản…

2.3.2.2. Những mặt tồn tại

a) Tồn tại trong nhận thức

Mặc dù công tác KTSTQ đã được triển khai trong 10 năm nhưng tồn tại đầu tiên vẫn có thể nói là về nhận thức, bao gồm nhận thức trong nội bộ ngành hải quan, nhận thức của các doanh nghiệp, của xã hội và của một số cơ quan nhà nước hữu quan.

Về phía doanh nghiệp, thực hiện KTSTQ đầu tiên sẽ có cảm giác gây khó dễ cho doanh nghiệp, nhất là đối với những trường hợp hàng hóa bán hết, hạch toán xong, lại yêu cầu truy thu, khiến doanh nghiệp sẽ có tâm lý không sẵn sàng nộp.

Về phía các cơ quan nhà nước khác, kết quả việc KTSTQ sẽ phát hiện ra những sai sót trong quá trình thông quan hàng hóa, sẽ có những sai sót thuộc trách nhiệm của cán bộ hải quan nhưng cũng có những sai sót không thuộc phía hải quan thì dễ lại gây hiểu lầm quy kết trách nhiệm hải quan chưa khách quan.

Về phía nội bộ ngành, khi tiến hành KTSTQ rất có thể sẽ có các trường hợp phát hiện ra chính cán bộ thông quan làm việc thiếu trách nhiệm, có sai sót về mặt nghiệp vụ, thậm chí nếu sự việc có số thuế phải truy thu rất lớn thì sẽ dễ bị xử phạt hình sự, mà các hành vi vi phạm này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật hình sự, Nghị định 138 /NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực hải quan, Luật thuế,….lại chưa thật sự đồng bộ và cụ thể, hơn nữa khi chuyển vụ việc sang các cơ quan điều tra xử lý thì đôi khi chính cán hải quan lại là đối tượng phải điều tra đầu tiên.

Về lãnh đạo công tác KTSTQ thì vẫn còn tồn tại một vài ý nghĩ, tâm lý không muốn triển khai tích cực công tác KTSTQ trên địa phận của mình. Do nguyên nhân là nếu làm quá chặt chẽ (so với những địa phương bên cạnh) thì dễ dẫn tới việc doanh nghiệp tìm cách khai quan ở địa phương khác, như thế kết quả của công việc thông quan giảm trong khi mỗi địa phương đều muốn thu hút các doanh nghiệp về địa phương mình. Do đó cần tiến hành KTSTQ đồng bộ trên các địa phương.

Mặc dù hệ thống các văn bản đã tương đối đầy đủ so với trước đây, tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của công tác KTSTQ trong tình hình mới, hệ thống văn bản vẫn bộc lộ một số tồn tại cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thống nhất như sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản chưa đủ sức mạnh cần thiết, chưa quy định rõ hành vi vi phạm trong lĩnh vực KTSTQ, cụ thể là các hành vi: trốn tránh làm việc với đoàn KTSTQ; có hành vi cản trở đoàn KTSTQ dưới các hình thức khác nhau; không cung cấp đầy đủ, kịp thời các chứng từ tài liệu cần thiết…

Thứ hai, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mối quan hệ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác liên quan tới quy trình KTSTQ: cơ quan vận tải, bảo hiểm, quản lý thị trường, cơ quan thương mại…

Thứ ba, một số quy định giữa các văn bản luật gây chồng chéo nhiệm vụ giữa các đơn vị trong cùng ngành cũng như khác ngành

c) Những tồn tại về nguồn nhân lực

Số lượng cán bộ công chức làm việc trong KTSTQ tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa phải là đủ so với yêu cầu và khối lượng công việc. Về chất lượng cán bộ thì cán bộ công chức phần lớn chuyển từ những đơn vị nghiệp vụ khác cho nên chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về công tác KTSTQ hoặc kiến thức về kiểm toán. Số lượng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực còn hạn chế. Quân số có trình độ kinh nghiệm theo đúng tiêu chuẩn quy định để điều động về làm công tác KTSTQ còn thiếu nhiều.

Do đó các cán bộ công chức làm việc trong KTSTQ thường xuyên phải đi học nghiệp vụ và các chứng chỉ thuộc các lĩnh vực có liên quan nên các cán bộ luôn phải thay nhau kiêm nhiệm gánh vác công việc, tạo điều kiện cho các cán bộ khác đi học. Vì vậy, mỗi cán bộ đều phải chịu áp lực công việc lớn hơn và nguồn nhân lực lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu.

d) Những tồn tại trong đào tạo

Trong đào tạo chính quy chuyên ngành chuyên sâu về KTSTQ cũng chưa được hình thành, KTSTQ chỉ được giới thiệu hết sức sơ lược trong môn học chung là nghiệp vụ Hải quan. Một phần cũng là do KTSTQ mới được áp dụng hơn 10 năm tại nước ta, các quy trình nghiệp vụ vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn cần thiết phải có chuyên ngành này trong các trường đào tạo về Hải quan, bởi lẽ thực trạng là các cán bộ công chức mới được tuyển thì hầu hết có các

kiến thức về kiểm toán, kế toán, ngoại thương nhưng lại thiếu về nghiệp vụ KTSTQ, cho nên luôn phải đào tạo từ đầu về nghiệp vụ sau khi tuyển dụng.

Một vấn đề khó khăn nữa trong công tác đào tạo là tình trạng thiếu cán bộ giảng viên nghiệp vụ. Cán bộ giảng dạy về các lĩnh vực có liên quan đến KTSTQ thì có thể mời từ các trường và các đơn vị hữu quan, nhưng cán bộ đào tạo về nghiệp vụ thì thực sự rất ít, những cán bộ ấy lại là những người trực tiếp đang làm nhiệm vụ KTSTQ nên thời gian tham gia giảng dạy lại càng eo hẹp. Trong khi mời chuyên gia nước ngoài về thì lại gặp phải vấn đề chi phí và yêu cầu các cán bộ phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Hơn nữa chuyên gia nước ngoài chỉ có thể truyền đạt về những kỹ thuật chung còn thực tế để áp dụng vào nước ta thế nào lại vẫn cần kinh nghiệm từ chính những người làm công tác đi trước.

e) Những tồn tại trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu

Trong thời gian qua, cùng với kế hoạch hiện đại hóa, toàn ngành đã có quyết tâm và cố gắng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với hệ thống KTSTQ, mặc dù cơ sở pháp lý cho việc cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý thông tin đã được quy định tại các văn bản pháp quy về công tác KTSTQ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Thứ nhất, dung lượng đường truyền giữa Cục KTSTQ và cơ quan Tổng cục còn thấp. Ở trong ngành, hệ thống phần mềm cung cập thông tin phục vụ cho công tác KTSTQ, hệ thống phần mềm cung cấp trao đổi dữ liệu thông tin với các ngành như kho bạc, Tổng cục Thuế… mới đang được xây dựng và bước đầu triển khai. Mạng lưới thông tin trao đổi trực tiếp giữa các cán bộ KTSTQ, Chi cục KTSTQ đã bước đầu được xây dựng nhưng vẫn còn chưa hoạt động nhiều.

Nhiều công đoạn trong công tác KTSTQ còn thực hiện thủ công, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của một số đơn vị còn chưa tốt (đặc biệt là các đơn vị cấp 3), hệ thống máy tính, số lượng máy tính nối mạng của các chi cục còn hạn chế, hệ thống đường truyền nhiều nơi không đảm bảo làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của đơn vị.

Việc khai thác và sử dụng các thông tin từ chương trình sẵn có trong ngành cũng có nhiều hạn chế, có địa phương có tương đối đủ các chương trình nhưng chưa có dữ liệu, có nơi được được quyền sử dụng khai thác, có nơi bị hạn chế, có nơi bị hạn chế hoàn toàn. Ngoài ra việc nhập dữ liệu của các khâu trong dây chuyền thông quan còn chưa chính xác làm giảm chất lượng khai thác thông tin của khâu KTSTQ.

Ngoài ra hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin trong nghành vốn đã có nhưng còn nhiều bất cập, chẳng hạn như sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong cách nhập dữ liệu,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 46)