Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 38 - 46)

C ục Kiểm tra sau thông quan

2.3.1. Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn 2006-

quan trong giai đoạn 2006-2011

2.3.1.1. Giai đoạn 1: từ năm 2006-2010

a) Kết quả đạt được: các kết quả đạt được của hoạt động KTSTQ trong năm năm được cụ thể hóa trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Kết quả của công tác KTSTQ ở một số Cục Hải quan trong giai đoạn 2006-2010

STT Tiêu chí Tổng cộng

tồn ngành Hà Nội Bình Dương GiaLai I Về biên chế

1 Biên chế toàn ngành (người) 8.438 855 292 94

1.1 Biên chế các Chi cục KTSTQ %/ toàn ngành 4064,81% 263,04% 186,16% 44,25% 2 Số CBCC đã luân chuyển %/ biên chế KTSTQ 349 85,96% 12 46,15% 10 55,55% 3 75% 3 Thời gian công tác ngắn nhất

(tháng) 1 3 9 4

4 Số cán bộ được đào tạo 531 12 18 4

II Về nghiệp vụ

5 Số lượng DN được quản lý 38.334 12.358 1.271 82

6 Số lượng DN được KTSTQ %/ số DN được quản lý 4.56511,70% 4984,03% 846,60% 22,44% 6.1 Số DN được KTTTSHQ %/ tổng số DN được quản lý 4.317 11,26% 479 3,88% 58 4,56% 2 2,44% 6.2 Số DN được KTTTSDN %/ tổng số DN được quản lý 191 0,50% 19 0,15% 26 2,05% 0 0% 6.3 Số cuộc KTSTQ theo yêu cầu

%/ tổng số DN được KTSTQ 1.58034,61% 8116,27% 1720,24% 00% 7 Tỷ lệ phân luồng năm 2010

7.1 Xanh 42,20% 34% 57,16% 46,3%

7.2 Vàng 41,62% 57% 34,72% 42,6%

7.3. Đỏ 15,84% 9% 8,12% 11%

8 Quyết định truy thu KTSTQ

từ 2006-2010 (triệu đồng) 1.153.916 71.586 134.165 0 8.1 Đã thu

%/ lượng quyết định truy thu 927,50180,38% 59.21482,72% 130.46697,24% 00%

9 Tiền phạt từ 2006-2010 70.824 151 31.513 0 9.1 Tiền phạt đã thu %/ tổng tiền phạt 52.409 74% 151 100% 31.513 100% 0 0%

Cao ủy Hải quan Cục điều tra Bộ phận kiểm toán Điều tra thương mạiBộ phận kiểm toán Hải quan vùngBộ phận kiểm toán Điều tra thương mạiBộ phận kiểm toán 10 Số tiền phát hiện qua phúc tập hồ

sơ từ 2006-2010 332.873 39.253 995 1.347

10.1 Số tiền đã thu qua phúc tập

%/ tổng số tiền phát hiện 317.56795,40% 38.51098,11% 995100% 1.347 100%

Nguồn: Báo cáo số liệu phục vụ triển khai chỉ thị số 568/CT-TCHQ của TCHQ

Chú thích:

- TP HCM: thành phố Hồ Chí Minh - DN: doanh nghiệp

- CBCC: cán bộ công chức

- KTTTSDN: kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp - KTTTSHQ: kiểm tra tại trụ sở hải quan

Trải qua thời gian năm năm tổ chức, xây dựng và hoạt động, lực lượng KTSTQ đã từng bước trưởng thành, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Cơ quan hải quan đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy lực lượng KTSTQ từ Tổng cục Hải quan đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố dựa trên hệ thống văn bản pháp luật về KTSTQ ( nội dung về KTSTQ trong các văn bản; Nghị định số 154/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Quyết định số 621/2006/QĐ-TCHQ về quy trình kiểm tra sau thơng quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu…).

Đồng thời, cơ quan hải quan đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, cơng chức lực lượng KTSTQ có nghiệp vụ chun mơn, chun nghiệp. Ngoài đào tạo chung của ngành, lực lượng KTSTQ còn tự đào tạo một số kiến thức chuyên sâu như: nghiệp vụ điều tra, tham gia tố tụng hành chính, giám định tài liệu, kế tốn…Từ 2006 đến 2010, cơ quan Hải quan đã mở 20 lớp, đào tạo cho 531 lượt người CBCC KTSTQ về các nghiệp vụ chuyên sâu.

Hoạt động nghiệp vụ KTSTQ đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Thứ nhất là, bước đầu nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đã được KTSTQ, đã nhận thức được việc cơ quan hải quan đơn giản hóa thủ tục thơng quan, giảm thiểu kiểm tra trong thơng quan khơng có nghĩa là cơ quan hải quan bng lỏng quản lý, có thể lợi dụng được, mà việc quản lý sẽ còn được thực hiện bằng hoạt động KTSTQ, từ đó, ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn.

Nhiều sai sót của doanh nghiệp đã được KTSTQ chỉ ra, giúp doanh nghiệp khơng mắc lại, nhiều chính sách, pháp luật doanh nghiệp chưa biết, chưa nắm vững qua KTSTQ doanh nghiệp đã nắm được, sẽ tránh được vi phạm do vơ ý (ví dụ: các khoản phải cộng trong trị giá, như phí bản quyền, phí vận chuyển chặng nội địa trong vận tải đa phương thức đến/ đi, phí xếp dỡ…)

Nhiều vi phạm của doanh nghiệp được phát hiện, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đã để lại bài học đáng nhớ cho các doanh nghiệp đó, từ đó ngăn ngừa các vi phạm cố ý.

Phát hiện được nhiều vấn đề bất cập của chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và ngành sửa đổi, bổ sung: quản lý ưu đãi đầu tư, TCVN về xe tải VAN, thời điểm xác định tỷ giá, tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa, phí bản quyền, phụ phí xếp dỡ tại cảng THC, mã số một số mặt hàng…

Thứ hai, đã góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế: riêng từ 2006 đến 2010 đã quyết định truy thu, phạt 1.557,6 tỷ đồng (từ KTSTQ 1.154 tỷ; từ phúc tập hồ sơ 332,8 tỷ; từ phạt 70,8 tỷ) trong đó thực thu về ngân sách 1.279,4 tỷ đồng (từ KTSTQ 927,5 tỷ; từ phúc tập hồ sơ 317,5 tỷ; phạt 52,4 tỷ).

Cuối cùng, các kết quả trên đã góp phần quan trọng chống gian lận thương mại, kiềm chế nhập siêu, cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành hải quan. Hiệu quả KTSTQ cho thấy đơn vị nào thực hiện tốt cơng tác KTSTQ thì nơi đó có tỷ lệ kiểm tra trong thơng quan (KTTTQ) thường thấp. Ví dụ, ở Hải quan Bình Dương, tỷ lệ luồng xanh ở nhóm cao nhất - hơn 57%, trong khi tỷ lệ luồng đỏ ở nhóm thấp nhất - hơn 8%.

b) Một số kết quả chưa đạt được:

Thứ nhất, quyết tâm chuyển đổi phương thức quản lý từ KTTTQ sang KTSTQ của một bộ phận đáng kể lãnh đạo, công chức hải quan chưa cao, thể hiện ở chỗ chưa coi trọng công tác KTSTQ, mà mới chỉ coi KTSTQ như một nghiệp vụ hỗ trợ, khi cần mới dùng. Thậm chí có nơi, việc của KTSTQ đang làm lại chỉ đạo chuyển lại cho khâu thông quan làm (KTSTQ phát hiện, lãnh đạo Cục chỉ đạo giao lại khâu thông quan). Thêm nữa, số lượng, chất lượng CBCC chưa bố trí phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Mặc dù Chỉ thị 800/CT-TCHQ năm 2006 đã nêu rõ yêu cầu về số lượng cán bộ làm KTSTQ, nhưng đến thời điểm năm 2010: Tổng số biên chế của của các Chi cục

KTSTQ trong cả nước là 406 người, chiếm tỷ lệ 4,8% tổng biên chế hải quan các địa phương(406/8.438 người), trong đó khơng có đơn vị nào đạt 10% biên chế, có đơn vị chỉ đạt 3-3,5% (Hà Nội, Đồng Nai…), nhóm đơn vị lớn đều đạt tỷ lệ rất thấp (Hà Nội 3%, Hồ Chí Minh 4,8%, Hải Phịng 6%). Thường xuyên luân chuyển CBCC KTSTQ: từ 2006 đến 2010 đã có 349 CBCC KTSTQ chuyển đi đơn vị khác, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 90% (349/406) biên chế KTSTQ, trong đó 17 đơn vị đã luân chuyển từ 100% CBCC KTSTQ trở lên, cao nhất là Đồng Nai đã luân chuyển tới 250% (25/10).[14]

Trong năm năm này, Cục KTSTQ đã rất quan tâm công tác đào tạo kiến thức chuyên sâu cho CBCC làm công tác KTSTQ, đã đào tạo được 531 lượt người. Nhưng có 303 người (57%) đã được luân chuyển đi nơi khác, các kiến thức chuyên sâu được đào tạo coi như bỏ phí, ngược lại những người mới luân chuyển đến lại phải làm cơng việc chưa được đào tạo. Điển hình là các đơn vị: Nghệ An đã chuyển 100%, Lạng Sơn 94%, TP HCM 83%, Cao Bằng 80%, Đồng Nai 70%... Người có thời gian cơng tác tại đơn vị KTSTQ ngắn nhất là một tháng. Hầu hết các đơn vị có người chỉ về KTSTQ dưới một năm đã luân chuyển (chỉ có năm Cục Hải quan khơng có người ln chuyển dưới một năm: Cà Mau 29 tháng, Khánh Hòa 24 tháng, Lạng Sơn 12 tháng, Long An 20 tháng, Quảng Nam 36 tháng).[14]

Thứ hai, lực lượng cán bộ, cơng chức KTSTQ cịn q mỏng, nhiều người trong đó chưa n tâm cơng tác, trơng chờ vào việc luân chuyển như đã nêu trên.

Thứ ba, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ; sự hăng hái, nhiệt tình của một bộ phận cán bộ, cơng chức KTSTQ cịn hạn chế. Nguyên nhân do sự chênh lệch về lợi ích, luân chuyển và đãi ngộ cán bộ chưa phù hợp.

Thứ tư, hiệu quả KTSTQ không đồng đều. Trong khi một số đơn vị thực hiện rất có hiệu quả (điển hình là Hải quan Bình Dương) thì ở nhiều đơn vị khác hiệu quả cịn thấp, cả năm khơng thực hiện được một cuộc KTSTQ tại doanh nghiệp nào, khơng có phát hiện nào về sai sót, vi phạm của doanh nghiệp, về bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước. Thực tế hoạt động KTSTQ cho thấy, muốn đánh giá được tương đối đúng mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thì phải kiểm tra tại doanh nghiệp. Ngồi phát hiện sai sót,vi phạm, kiểm tra tại doanh nghiệp cịn cho thấy

rõ các sai sót, vi phạm là do vơ ý hay cố ý. Điều này rất quan trọng đối với việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ năm, trang thiết bị nghiệp vụ, điều kiện đảm bảo còn rất thiếu, nhất là chế độ kinh phí nghiệp vụ.

Cuối cùng, ngành Hải quan chưa có chế độ đãi ngộ nào khuyến khích CBCC KTSTQ yên tâm công tác lâu dài, thu hút cán bộ, công chức vào lực lượng KTSTQ.

2.3.1.2. Giai đoạn 2: năm 2011, năm đầu của kế hoạch tăng cường kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2011-2015.

Năm 2011 được Lãnh đạo Tổng cục Hải quan lấy là “Năm kiểm tra sau thông quan”. Ngày 09/02/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 568/CT-TCHQ về Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan. Sau một năm thực hiện, “Năm kiểm tra sau thông quan” đã rất thành cơng, tác động mạnh vào hoạt động KTSTQ tồn ngành.

Chỉ thị 568/CT-TCHQ gồm tám nội dung, tập trung vào năm nhóm vấn đề: Thứ nhất, khẳng định quyết tâm chính trị chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thứ hai, tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo, cấp uỷ đối với công tác KTSTQ.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra đánh giá sự tuân thủ; tăng cường KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp.

Thứ tư, rà soát lại các khâu nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan để khắc phục tình trạng trùng lặp gây phiền hà, lãng phí, hiệu quả thấp, khơng rõ trách nhiệm.

Thứ năm, nhóm nội dung về đảm bảo các điều kiện để hoạt đơng KTSTQ có hiệu quả: Tăng cường biên chế (10%) cho lực lượng KTSTQ; Tăng cường công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; Tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương tiện, kinh phí nghiệp vụ cho KTSTQ; Áp dụng chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ.

Ở cả năm nhóm vấn đề, ngành Hải quan đều đã triển khai quyết liệt và đồng bộ. Kế hoạch để thực hiện Chỉ thị được chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 568/CT-TCHQ của Tổng cục Hải quan

STT Nội dung công việc Tiến độ thực hiện Đơn vị chủ trì phối hợpĐơn vị

Ngày hồn tất cơng việc

tiết thực hiện Chỉ thị 15/02/2011 KTSTQ 2 Thành lập nhóm triển khai Chỉ thị Trước 18/02/2011 Cục KTSTQ 3 Tổ chức Hội nghị quán

triệt thực hiện Chỉ thị Cuối tháng 02 hoặc đầu tháng 03 Chủ trì Hội nghị: Tổng cục trưởng; chủ trì, chuẩn bị: Cục KTSTQ 10/3/2011 tại Hải phòng 4 Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược cải cách Hải quan giai đoạn 2011- 2010 trong lĩnh vực KTSTQ. Theo tiến độ phê duyện chiến lược Cục KTSTQ 5 Xây dựng chỉ tiêu cụ thể

từng địa phương Xong trong quý I/2011 Cục Hải Quan tỉnh, thành phố

Cục KTSTQ

6 Xây dựng văn bản chỉ đạo của Tổng cục trưởng về việc sử dụng cán bộ KTSTQ Xong trong quý IV/2011 Vụ tổ chức cán bộ (TCCB) Cục KTSTQ

7 Bổ sung biên chế cho lực

lượng KTSTQ Chậm nhất hết quý II/2011, các đơn vị đảm bảo tối thiểu 10% biên chế cho đơn vị KTSTQ

Vụ

TCCB Hải quan địa phương, Cục KTSTQ

8 Đào tạo chuyên sâu Thực hiện kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt Cục KTSTQ Vụ TCCB, trường HQVN 9 Rà soát lại các khâu

nghiệp vụ, xác định thời điểm thực hiện từng công việc theo điểm 4 ( phần tổ chức thực hiện) chỉ thị Xong trong quý II/2011 Ban cải cách hiện đại hóa Cục KTSTQ, giám sát quản lý. Kiểm tra thuế 10 Đẩy mạnh KTSTQ tại trụ Cả năm Cục

sở Hải quan, tại trụ sở

Doanh nghiệp KTSTQ, cục Hải

quan địa phương 11 Tăng cường trang thiết bị,

công nghệ thông tin

Cả năm Cục HQ địa phương Vụ tài vụ quản trị, Cục CNTT, KTSTQ 12 Chế độ đãi ngộ cán bộ KTSTQ Xây dựng trong quý II/2010 Vụ Tài vụ quản trị Vụ TCCB; Cục KTSTQ 13 Tăng cường chỉ đạo của

cấp ủy Đảng, Thủ trưởng dơn vị đối với công tác KTSTQ Thường xuyên Đảng ủy, Cục trưởng cục Hải quan tỉnh, thành phố Cục KTSTQ

14 Hội nghị kiểm điểm 01 năm thực hiện Tháng 12/2011 Lãnh đạo Tổng cục, Chủ trì chuẩn bị: Cục KTSTQ Cục HQ tỉnh, thành phố; Chi cục KTSTQ; Vụ, Cục thuộc TCHQ

Nguồn: Bảng kế hoạch chi tiết triển khai Chỉ thị 568/CT-TCHQ của Cục kiểm tra sau thông quan ra ngày 09/02/2011 về tăng cường công tác KTSTQ[14]

Đến hết năm 2011, nhận thức về KTSTQ đã có bước chuyển biến căn bản. Từ chỗ chỉ coi trọng kiểm tra trong thông quan, nay hầu hết cán bộ đều coi KTSTQ là sự đảm bảo cho cải cách, hiện đại hóa khâu thơng quan, chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm là con đường tất yếu của quản lý hải quan hiện đại; từ chỗ coi KTSTQ là công việc riêng của lực lượng chuyên trách, nay đã nhận thức rõ đây là nhiệm vụ của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, của tất cả các lực lượng, đơn vị. Chuyển biến về nhận thức đã thấy được qua hành động cụ thể của từ Đảng ủy, lãnh đạo các đơn vị đến các đơn vị tham mưu (tổ chức cán bộ, tài vụ quản trị…), các cửa khẩu.

Nhiều lãnh đạo hải quan các cấp đã có quyết tâm chính trị rất cao. Đảng ủy một số Cục Hải quan như Hà Nội, Hà Giang, Gia Lai- Kon Tum, Lạng Sơn... đã đưa việc thực hiện Chỉ thị 568 vào Nghị quyết, đồng thời thể hiện qua những việc làm cụ thể. Nhiều Cục trưởng, Bí thư Đảng ủy Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vấn đề của công tác KTSTQ, giải quyết những khó khăn về điều kiện làm việc, đời sống của cán bộ công chức KTSTQ, tăng cường cán bộ KTSTQ tại hầu hết các đơn vị...

Nhờ vậy mà về cơ bản, các Chi cục đã xóa bỏ được việc khơng phát hiện sai phạm về KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, về số thu. Dẫn đến kết quả hoạt động KTSTQ tăng vượt bậc so với những năm trước.

Trong năm 2011, toàn lực lượng đã kiểm tra, đánh giá được 2016 DN, bằng 241% so với năm 2010 (835 DN), đạt 110% so với chỉ tiêu đăng ký (1832 DN). Các đơn vị có mức tăng trưởng cao tiêu biểu như: Bình Định (gấp 12 lần), Quảng Ngãi (gấp 8 lần), Thanh Hóa (gấp 23 lần)… [40]

Năm 2011, các đơn vị KTSTQ toàn ngành đã quyết định truy thu được 512,5 tỷ đồng, đạt 163% so với chỉ tiêu đăng ký của Hải quan địa phương (267,5 tỷ đồng) và bằng 176% so với năm 2010 (290,4 tỷ đồng). Số thu trên chưa kể số thu do lực lượng KTSTQ phát hiện giao lại hải quan các cửa khẩu thu chưa thống kê được, nhưng ước khoảng trăm tỷ đồng, trong đó riêng thu về áp dụng sai về thuế suất hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu đã là 75 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w