Cơ sở thực tiễn và pháp lý của hoạt động KTSTQ 1 Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 25)

a) Yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện bắt buộc trong xu thế chung hiện nay của thế giới, phù hợp với các qui luật phát triển của xã hội. Tham gia hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc chúng ta phải tham gia thực hiện các hiệp định quốc tế. Đó là việc phải bãi bỏ và hạn chế hàng loạt các hàng rào thuế quan: thuế, hạn ngạch, giá tính thuế…Đối với ngành Hải quan, hàng loạt các hiệp ước và hiệp định quốc tế phải tham gia đã tạo ra một áp lực rất lớn trong hoạt động quản lý của hải quan.

Đáp ứng yêu cầu đó, Luật Hải quan ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ngành Hải quan đã có rất nhiều cố gắng trong việc đưa ra nhiều giải pháp cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy và phát triển kinh tế đối ngoại. Nhưng những giải pháp này quan trọng hơn là để phòng ngừa, phát hiện và chống lại buôn lậu hay gian lận thương mại. Một trong những biện pháp mới mà ngành Hải quan đưa vào để quán triệt áp dụng sâu rộng từ 01/01/2006, sau khi Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung ban hành có hiệu lực là nghiệp vụ KTSTQ. Hoạt động này áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan. Mục đích của quản lý rủi ro nhằm đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trung thực, hoạt động xuất nhập khẩu, đáp ứng phù hợp với nguồn nhân lực, vật lực hạn chế của cơ quan Hải quan. Để thực hiện tốt phương pháp này, thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm phân tích, phân loại doanh nghiệp để phân luồng, từ đó hạn chế tối đa khả năng rủi ro xảy ra.

Vì vậy, nhiệm vụ và áp lực của công tác KTSTQ trong kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại là rất nặng nề.

b) Sự gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2007, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam ngày một tăng một nhanh qua các năm (trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009). Để thấy rõ được điều đó, ta có thể theo dõi biểu đồ số liệu dưới đây:

Hình 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Nguồn: http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18434, truy cập ngày 15/04/2012.

Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan thì tính từ đầu năm đến ngày 25 tháng 12 năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chinh phục mức kỷ lục mới của Việt Nam “200 tỷ USD” sau khi đã cán mốc 100 tỷ USD vào ngày 01 tháng 12 năm 2007. Tính đến hết tháng 12 năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% và thực hiện vượt 22% mức kế hoạch của cả năm 2011; trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 04/2012 ước tính đạt 8,6 tỷ USD, giảm 9,3% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung

bốn tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,6 tỷ USD, tăng 36,4%.

Với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn và không ngừng tăng như trên, nếu chỉ dừng lại ở kiểm tra trước và trong thông quan sẽ gây ách tắc rất lớn trong việc kiểm tra. Nếu bỏ qua một số công đoạn kiểm tra sẽ làm gia tăng các hoạt động phi pháp, gây mất trật tự an ninh kinh tế. Vì vậy, ngành Hải quan Việt Nam phải áp dụng nghiệp vụ KTSTQ để phải đảm bảo tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ, cụ thể là: thủ tục hải quan đơn giản, minh bạch; tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong giao dịch ngoại thương, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

c) Yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro hiện đại dựa trên kinh nghiệm của hải quan các nước

Kinh nghiệm thực tế của hải quan các nước cho thấy, nếu chỉ dừng công việc kiểm tra của cơ quan Hải quan tại cửa khẩu thì không những không thể phát hiện và ngăn chặn các trường hợp cố ý gian lận mà còn gây phiền hà, ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hải quan Việt Nam đang từng bước cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan một cách toàn diện, chuyển từ phương pháp quản lý thủ công hiện nay sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý rủi ro, áp dụng các chuẩn mực của WCO và khu vực.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 25)