Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan 1 Giải pháp chung cho toàn ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 57 - 65)

C ục Kiểm tra sau thông quan

3.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan 1 Giải pháp chung cho toàn ngành Hải quan

3.3.1. Giải pháp chung cho toàn ngành Hải quan

Các giải pháp sau đây được đưa ra trên cơ sơ những tồn tại cần khắc phục của hoạt động KTSTQ tại Việt Nam từ năm 2006-2011 và nội dung cần thực hiện để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu trong chiến lược phát triển KTSTQ trong thời gian tới.

3.3.1.1. Xây dựng quyết tâm chính trị trong hàng ngũ cán bộ

Để tạo sự chuyển biến rõ rệt về quyết tâm chính trị của cán bộ, cơng chức, trước hết là lãnh đạo các cấp ngành Hải quan trong việc chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ KTTTQ sang KTSTQ.

Đầu tiên, chuyển biến về quyết tâm chính trị trước hết phải có sự quyết tâm, thống nhất của: người đứng đầu tất cả các cấp, từ Tổng cục trưởng đến Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng; tập thể lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố, khơng chỉ riêng Cục trưởng và Cục phó được phân cơng phụ trách KTSTQ; lãnh đạo tất cả các đơn vị tham mưu (ở TCHQ là các vụ, Cục; ở Hải quan tỉnh, thành phố là các Phòng), các đơn vị tác chiến (các Chi cục Hải quan); đặc biệt là của CBCC trực tiếp làm cơng tác KTSTQ.

Tiếp đó, quyết tâm chính trị phải được thể hiện ở hành động cụ thể ở các chỉ số: Đối với người lãnh đạo, quyết tâm được thể hiện ở các chỉ số: Số lượng văn bản chỉ đạo; Số lượng cuộc họp chỉ đạo, kiểm điểm, đánh giá công tác KTSTQ; Số lần lãnh đạo trực tiếp làm việc, chỉ đạo đơn vị KTSTQ; số lượng vụ việc lãnh đạo giao đơn vị KTSTQ; số lượng biên chế dành cho đơn vị KTSTQ và việc sử dụng theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp CBCC KTSTQ; số lượng những khó khăn, vướng mắc của đơn vị KTSTQ được giải quyết; sự động viên, khen thưởng kịp thời, những đãi ngộ hợp lý dành cho CBCC KTSTQ…

Đối với lãnh đạo các đơn vị tham mưu, tác chiến thể hiện ở sự hợp tác có hiệu quả với đơn vị KTSTQ: phải kịp thời tham mưu cho lãnh đạo hoặc hướng dẫn giải quyết các vấn đề do đơn vị KTSTQ báo cáo xin ý kiến; kịp thời cung cấp theo yêu cầu của đơn vị KTSTQ các hồ sơ hải quan, tài liệu trong thông quan; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị, CBCC KTSTQ hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với đơn vị và CBCC KTSTQ, các chỉ tiêu phải đạt là: số lượng cuộc KTSTQ (tại trụ sở của cơ quan ải quan; tại trụ sở doanh nghiệp) trong từng năm; số lượng doanh nghiệp được đánh giá về mức độ tuân thủ trong từng năm; số tiền thuế, tiền phạt truy thu được; số lượng các vấn đề bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật phát hiện được, kiến nghị khắc phục.

Cơ quan KTSTQ phải ln rà sốt lại các khâu nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan để xác định thời điểm thực hiện từng công việc cho khơng trùng lặp, có hiệu quả nhất, chi phí thấp nhất, thuận lợi cho doanh nghiệp nhất.

Thực tiễn quản lý nghiệp vụ hải quan hiện nay có một số bất cập:

Thứ nhất, sự khơng tương thích giữa thời gian và nội dung cơng việc: Công việc được xác định là thuộc giai đoạn thông quan, nhưng lại diễn ra ở thời điểm sau thông quan rất dài (30 ngày đối với tham vấn giá, nhiều tháng sau đối với thanh khoản hợp đồng gia công…).

Thứ hai, sự trùng lặp trong thực hiện: Một việc được làm nhiều lần, ở nhiều giai đoạn, do nhiều đơn vị thực hiện (xác định giá được làm ở cả ba giai đoạn, ba đơn vị: thông quan ở cửa khẩu, tham vấn giá ở Cục KTSTQ; kiểm tra hồ sơ gia công được thực hiện bốn lần, ở ba giai đoạn: đăng ký hợp đồng trước thông quan, làm thủ tục nhập xuất khẩu và thanh khoản trong thơng quan, KTSTQ…)

Lấy một ví dụ về xác định giá ở Hải quan TP HCM: Trong năm 2010, Chi cục KTSTQ thực hiện 320 cuộc kiểm tra sau thơng quan (chủ yếu về giá) thì có đến 279 (87,19%) cuộc là theo yêu cầu của khâu thông quan (tức là việc này đã được thực hiện ở hải quan cửa khẩu và phịng tham vấn giá nhưng khơng kết luận được) [14]. Nghiên cứu cụ thể tác nghiệp của từng khâu thấy tỉ lệ trùng nhau là rất cao (ví dụ xác định giá, nhiều câu hỏi giống nhau được đặt ra cho doanh nghiệp ở các đơn vị, giai đoạn khác nhau).

Thực tiễn đặt ra một số vấn đề cần được nghiên cứu:

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ hải quan – doanh nghiệp thì một việc của doanh nghiệp được cơ quan hải quan làm nhiều lần, ở nhiều giai đoạn khác nhau, do các đơn vị khác nhau thực hiện. Cách làm đó đương nhiên là đã làm tăng chi phí về thời gian và vật chất cho doanh nghiệp. Đối chiếu với u cầu cải cách hành chính thì đây là vấn đề cần được suy nghĩ.

Thứ hai, xét trong mối quan hệ nộ bộ hải quan thì sự trùng lặp trên cho thấy sự không khoa học trong tổ chức quản lý, lãng phí nguồn lực, hiệu quả quản lý hạn chế.

Trước yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao nâng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, những vấn đề trên cần được rà soát lại, nghiên cứu, xử lý. Nguyên tắc tự khai, tự tính thuế, tự chịu trách

nhiệm, cơ quan hải quan thực hiện quản lý rủi ro, hậu kiểm đã được pháp luật quy định, là điều kiện để cho việc xử lý các vấn đề trên.

3.3.1.3. Tăng cường biên chế cho lượng kiểm tra sau thơng quan

Tồn ngành và mỗi Cục hải quan các tỉnh, thành phố phải dành tối thiểu 10% tổng biên chế của đơn vị cho lực lượng KTSTQ.

Căn cứ vào khối lượng công việc, để đảm bảo chu kỳ khoảng năm năm phải kiểm tra được một lần đối với một doanh, việc bố trí biên chế cho lực lượng KTSTQ cần được thực hiện theo hướng sau:

Một là, toàn ngành dành tối thiểu 10% biên chế cho lực lượng KTSTQ

Hai là, nhóm các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có quy mơ quản lý lớn từ 400DN trên địa bàn trở lên (TP.HCM, Hà Nội, Hải Phịng, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng) ngay trong năm 2012 phải bố trí tối thiểu 10% đến 2015 phải bố trí tối thiểu 15% tổng biên chế cho Chi cục KTSTQ;

Ba là, các đơn vị có quy mơ quản lý nhỏ (chủ yếu các đơn vị biên giới Tây Nam, một số đơn vị ở biên giới phía Tây và phía Bắc) có thể giữ ngun số biên chế hiện có, nếu thiếu thì bổ sung thêm ở mức dưới 10% tổng biên chế cho đơn vị KTSTQ, đảm bảo chu kỳ khoảng năm năm mỗi doanh nghiệp được kiểm tra một lần.

Tỷ lệ trên được tăng dần trong các năm tiếp theo, mức tăng tùy theo yêu cầu, tình hình cụ thể của từng đơn vị.

3.3.1.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan

Việc tăng cường KTST sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, áp dụng rộng rãi thủ tục hải quan điện tử: đẩy mạnh kiểm tra đánh giá sự tuân thủ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật; tăng cường KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vị gian lận, trốn thuế.

Chỉ tiêu KTSTQ chung toàn ngành năm 2012 là kiểm tra đánh giá được sự tuân thủ của 12% doanh nghiệp. Các năm sau các tỷ lệ trên là 15%...Cần khoảng 8-10 năm để kiểm tra tuân thủ và khoảng 100 năm để kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp của số doanh nghiệp hiện có (giả định số doanh nghiệp không thay đổi và mỗi doanh nghiệp chỉ kiểm tra một lần).

Chỉ tiêu này sẽ được cụ thể hóa đối với từng đơn vị, hướng tới xây dựng chỉ tiêu là căn cứ vào số lượng biên chế CBCC KTSTQ phải có, mức bình qn số lượng DN phải KTSTQ/ cơng chức KTSTQ tồn ngành để tính tốn chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị. Xác định chỉ tiêu theo công thức trên, số đơn vị (quy mơ quản lý nhỏ) có thể hồn

thành 1 lượt việc kiểm tra tại trụ sở hải quan (đối với các doanh nghiệp trên địa bàn) trong thời gian 1 – 3 năm, hoàn thành một lượt việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời gian 10 – 20 năm, ngược lại, có đơn vị phải cần đến 24 và hơn 200 năm (Hải quan TP HCM) hoặc hơn 40 năm và hơn 300 năm để làm được các việc trên.

Số liệu tính tốn trên cho thấy rõ sự bất cập nhiều mặt hiện nay của ngành, là vấn đề lớn mà ngành phải nghiên cứu giải quyết ở tầm vĩ mô, chiến lược và từng địa phương phải tính tốn giải pháp cho riêng mình. Ở tầm vĩ mơ, chiến lược ngành cần phải tính tốn lại về mơ hình tổ chức (với mơ hình tổ chức hiện nay, khơng thể khơng khắc phục được tình trạng nơi khơng có việc làm, nơi làm khơng hết việc dẫn đến buông lỏng quản lý); việc phân công – phối hợp (doanh nghiệp có trụ sở ở đâu thì hải quan ở đó kiểm tra cũng đương nhiên dẫn tới tình trạng trên); đào tạo và sử dụng cán bộ (cán bộ khơng đủ trình độ chun mơn, thường xuyên luân chuyển dẫn đến nâng cao năng suất lao động thấp). Với thực trạng hiện nay thì khơng bao giờ giải quyết được các bất cập trên.

Về chỉ tiêu số thu, đơn vị nào cũng phải phấn đấu có số thu từ KTSTQ, xóa tình trạng có vùng trắng như trước năm 2010 (thực tế KTSTQ cho thấy sai sót cịn rất nhiều). Các đơn vị lớn (HCM, HN, HP), đơn vị đã kiểm tra có kết quả tốt trong những năm qua (Bình Dương, Đồng Nai…) cần phấn đấu số thu năm sau đạt gấp hai lần trở lên so với năm trước.

Về chỉ tiêu phát hiện các vi phạm, sai sót, các sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật, biện pháp quản lý: chỉ tiêu này khó có thể định lượng trước được, nhưng sau mỗi cuộc kiểm tra đều phải tổng kết, đánh giá, trong đó có kết luận về các vấn đề trên để phục vụ quản lý rủi ro, hồn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý nhà nước, biện pháp quản lý của ngành.

3.3.1.5. Tăng cường cơng tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

* Về đào tạo chuyên sâu:

- Trường Hải quan đào tạo kiến thức chung về KTSTQ.

- Cục KTSTQ đào tạo về kiến thức chuyên sâu, kỹ năng, kinh nghiệm KTSTQ. - Cục Hải quan tỉnh, thành phố đào tạo ban đầu cho công chức mới tuyển dụng, luân chuyển đến KTSTQ; đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp đặc thù về hàng hóa, doanh nghiệp ở địa phương.

* Sử dụng chuyên nghiệp:

Công chức KTSTQ địi hỏi phải có kiến thức chun mơn sâu, phải có kinh nghiệm tích lũy được qua thực tiễn kiểm tra. Việc luân chuyển CBCC KTSTQ phải ln tính đến các yêu cầu sử dụng chuyên nghiệp; tăng cường cán bộ cơng chức có trình độ, năng lực KTSTQ cho đơn vị, địa bàn trọng điểm; đào tạo toàn diện cán bộ lãnh đạo. Vì vậy khơng thể áp dụng chế độ luân chuyển chung cho việc luân chuyển CBCC KTSTQ mà phải:

- Nghiên cứu chế độ luân chuyển riêng áp dụng cho cán bộ, công chức KTSTQ theo hướng sử dụng chuyên nghiệp, bao gồm cả khả năng luân chuyển lãnh đạo chi cục KTSTQ từ Hải quan tỉnh, thành phố này sang Hải quan tỉnh, thành phố khác, lãnh đạo cấp phòng của Cục KTSTQ về chi cục KTSTQ và ngược lại.

- Chỉ chuyển đến KTSTQ những công chức được đào tạo chuyên môn phù hợp yêu cầu nghiệp vụ KTSTQ, đã từng làm các nghiệp về trị giá, phân loại hàng hóa, kế tốn thuế, đăng ký tờ khai, chính sách thương mại.

- Xây dựng quy trình ln chuyển cán bộ, cơng chức KTSTQ, theo hướng:

+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố dự kiến cán bộ, công chức luân chuyển đi, luân chuyển đến.

+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố trao đổi cục KTSTQ về dự kiến trên.

+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo vụ TCCB về dự kiến của mình và góp ý của cục KTSTQ

+ Trên cơ sở tiếp thu ý kiến cục KTSTQ và vụ TCCB, cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền.

+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo ban đầu cho công chức luân chuyển đến KTSTQ.

3.3.1.6. Tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin, kinh phí nghiệp vụ để đảm bảo hoạt động KTSTQ đạt hiệu quả cao nhất

- Đảm bảo đủ máy tính cá nhân cho từng cơng chức KTSTQ, đủ máy chủ cho đơn vị KTSTQ, máy tính xách tay cho đơn vị KTSTQ phục vụ KTSTQ tại doanh nghiệp và các hoạt động nghiệp vụ ngoài trụ sở cơ quan.

- Đảm bảo đường truyền thông suốt.

- Đảm bảo phương tiện đi lại, mỗi chi cục KTSTQ (đặc biệt là các chi cục lớn, địa bàn hoạt động rộng) được trang bị ít nhất một xe ơ tơ phục vụ hoạt động nghiệp vụ.

- Đảm bảo các đơn vị KTSTQ có đủ các phương tiện kỹ thuật chuyên nghiệp vụ, như máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh…

- Áp dụng chế độ kinh phí mua tin như đối với lực lượng điều tra chống buôn lậu.

3.3.1.7. Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp

Áp dụng và đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan đủ để thu hút cán bộ, công chức vào lực lượng kiểm tra sau thông quan và động viên cán bộ, công chức đang làm công tác kiểm tra sau thông quan yên tâm công tác lâu dài:

Trước mắt, ngành cần áp dụng đầy đủ, tối đa các chế độ đãi ngộ hiện hành cho công chức KTSTQ, bù đắp đầy đủ các chi phí mà cá nhân cơng chức KTSTQ phải bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ như: tiền xăng xe (đi kiểm tra, xác minh…); chi phí xã giao với các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, tiền điện thoại…Thêm đó là áp dụng chế độ phụ cấp thêm cho công chức KTSTQ như đã áp dụng với một số công chức làm công tác đặc thù khác.

Về lâu dài, để giảm chi phí cho ngân sách, nâng cao hiệu quả KTSTQ, ổn định đời sống để công chức KTSTQ yên tâm công tác lâu dài trong lực lượng KTSTQ, khuyến khích các nhân, đơn vị có thành tích, sớm nghiên cứu, đề nghị cấp có thẩm quyền phải áp dụng chế độ trích thưởng từ số thuế truy thu được cho lực lượng KTSTQ để chi cho đơn vị, cá nhân. Cùng với đó là áp dụng chế độ trích một tỷ lệ nhất định số tiền truy thu được cho lực lượng KTSTQ (đề nghị áp dụng mức tương tự như áp dụng đối với kiểm toán là 2%) để bổ sung điều kiện, phương tiện làm việc, tăng thêm thu nhập cho công chức KTSTQ.

3.3.1.8. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra của các cấp bộ ngành liên quan

Việc tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo Tổng Cục Hải quan, cấp ủy và thủ trưởng đơn vị Cục Hải Quan tỉnh, thành phố đối với công tác KTSTQ sẽ đảm bảo để cán bộ, công chức KTSTQ yên tâm, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng KTSTQ có đủ điều kiện hoạt động có hiệu quả, khơng ngừng phát triển.

Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố đưa ra việc chỉ đạo công tác KTSTQ là một trong những công tác chỉ đạo trọng tâm các năm tiếp theo.Cấp ủy đưa việc lãnh đạo công tác KTSTQ vào nghị quyết của chi, đảng bộ (tốt nhất là có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác KTSTQ để tập trung lãnh đạo). Khen,

thưởng, biểu dương kịp thời, xứng đáng đối với thành tích của đơn vị, cá nhân cơng chức KTSTQ.

3.3.1.9. Tăng cường sự phối kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành

Tăng cường phối kết hợp với Cục Kiểm tra sau thơng quan; Trung tâm phân tích, phân loại; Cục Hải quan tỉnh, thành phố; các Chi cục hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu; Vụ Kiểm tra thu thuế XNK; Vụ giám sát quản lý; Cục Điều tra chống buôn lậu; Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam; các ngân hàng; và với cả doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại việt nam (Trang 57 - 65)